Cuộc chiến mới của hơn 2.000 dự án điện

Nguyễn Cảnh Chủ nhật, 10/09/2023 - 18:45

Sau cuộc đua giá FIT, hàng nghìn dự án điện lại chuẩn bị bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt để được lựa chọn vào danh sách ưu tiên triển khai.

Cuộc đua giữa các dự án điện sẽ vô cùng gay gắt trong thời gian tới. Ảnh: Hoàng Anh

Báo cáo với Thủ tướng và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ Công thương cho biết, đề án kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã tính toán đến cấp độ dự án đối với khoảng hơn 1.019 công trình nguồn và lưới điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện với 67 dự án nguồn và 952 dự án lưới điện truyền tải, đã phân kỳ đầu tư đến 2025 và giai đoạn 2026-2030.

Tuy nhiên, các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, thủy điện nhỏ không phân đến cấp độ dự án. Nguyên nhân của việc này là do thiếu cơ sở xếp hạng dự án ưu tiên. Trong đó, 2 tiêu chí quan trọng chưa xác định được là tình trạng pháp lý dự án, phù hợp quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác; giá điện, hiệu quả kinh tế.

Riêng số lượng dự án năng lượng tái tạo cần đánh giá rất lớn với quy mô công suất đa dạng. Theo số liệu cung cấp của các địa phương để lập kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, có tới hơn 2.000 dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện nhỏ được đề xuất. Trong đó, có nhiều dự án còn chưa xác định được vị trí nên chưa biết phương án đấu nối vào lưới điện. 

Ở diễn biến khác, các dự án thủy điện đã vận hành và bổ sung quy hoạch cũng ghi nhận tình trạng vượt tổng công suất tới năm 2030 theo Quy hoạch điện VIII.

Theo thống kê, tổng công suất các dự án thủy điện đã vận hành, bổ sung Quy hoạch điện VII điều chỉnh tới năm 2030 đạt khoảng 30.680MW. Trong khi đó, tổng công suất các nguồn thủy điện tới năm 2030 được duyệt tại Quy hoạch điện VIII là khoảng 29.350MW.

Bộ Công thương cho biết, do thiếu các thông tin như quy định pháp luật về quy hoạch, đầu tư, đảm bảo môi trường, giá thành điện năng… nên không xác định được chi tiết các dự án cần đẩy lùi tiến độ để đảm bảo đáp ứng cơ cấu nguồn điện được duyệt tại Quy hoạch điện VIII.

Vì vậy, theo Bộ Công thương, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII sẽ chỉ xác định tổng công suất thủy điện nhỏ tới cấp tỉnh.

Đối với các dự án điện đã được phê duyệt quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư và giao chủ đầu tư, hiện có 23 dự án và phần dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 2.360MW. Đối chiếu Quyết định 500 của Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các trường hợp này sẽ được xem xét tiến độ cụ thể trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo quy định.

Tuy nhiên, Viện Năng lượng - đơn vị được Bộ Công thương giao lập kế hoạch thực hiện - cho biết không có khả năng thực hiện nội dung trên. Nguyên nhân, theo tính toán cơ cấu nguồn điện của đề án quy hoạch điện VIII, tổng công suất các dự án có khả năng đưa vào là 1.500MW (so với 2.360MW tổng công suất 23 dự án/phần dự án điện mặt trời).

Ngoài ra, viện này giải thích, vì không đủ thời gian, thông tin, số liệu, một số tiêu chí như quy định pháp luật về quy hoạch, pháp luật đầu tư, hiệu quả kinh tế, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý… chưa thể xác định được nên không đủ cơ sở để định rõ tiến độ của các dự án điện mặt trời tập trung đã có chủ đầu tư cũng như các dự án điện mặt trời mới.

Quy hoạch điện VII điều chỉnh bị phá vỡ ra sao?

Do đó, tư vấn lập kế hoạch đề xuất UBND các tỉnh tổng hợp xếp hạng dự án, báo cáo Bộ Công thương và Chính phủ nhằm lựa chọn được các dự án để phát triển, đáp ứng tiêu chí tại quyết định 500 của Thủ tướng, đảm bảo tối ưu tổng thể theo Quy hoạch điện VIII.

Từ đây, căn cứ vào quy mô phát triển của từng vùng và xếp hạng dự án của địa phương, Thủ tướng hoặc Bộ Công thương là đơn vị được ủy quyền, tổng hợp và thông báo danh mục dự án được triển khai cho các địa phương, làm cơ sở để các tỉnh kêu gọi đầu tư, tổ chức lựa chọn dự án, giao chủ đầu tư.


Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  1 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  16 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  16 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  18 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  19 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  21 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.