Cuộc chơi năng lượng của Tân Hoàn Cầu

Nguyễn Cảnh Thứ năm, 22/04/2021 - 09:04

Với hàng loạt dự án thủy điện, điện gió tại các tỉnh Quảng Trị, Đắk Nông, Bến Tre, Công ty CP Tổng công ty Tân Hoàn Cầu tham vọng tổng tài sản đạt hơn 1 tỷ USD vào năm 2025.

Kế hoạch vốn đầy tham vọng của Công ty CP Tập đoàn Tân Hoàn Cầu - một thế lực trong mảng đầu tư điện tái tạo

Ra đời năm 2005, với sự dẫn dắt của Chủ tịch Hội đồng quản trị Mai Văn Huế, Công ty Tân Hoàn Cầu đã cán mốc tổng tài sản 6.800 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu 2.300 tỷ đồng từ tháng 6/2018. Thế mạnh cơ bản của doanh nghiệp này gồm xây dựng dân dụng và công nghiệp kỹ thuật cao, đầu tư và vận hành điện gió, thủy điện…

Đặc biệt, ở mảng điện tái tạo, thông qua các công ty thành viên (sở hữu trên 90% cổ phần), Tân Hoàn Cầu đang đầu tư/sở hữu 14 dự án điện gió (tổng công suất 420 MW) và 5 dự án thủy điện (82,3 MW) tại nhiều tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Tại tỉnh Quảng Trị, Tân Hoàn Cầu đang dồn dập đẩy nhanh các thủ tục để triển khai các cụm dự án điện gió Hướng Linh, Hướng Hiệp (quy mô đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, các dự án này đều gặp vấn đề.

Cụ thể, Công ty CP Điện gió Hướng Hiệp – THC (do ông Mai Văn Huế làm chủ tịch hội đồng quản trị) đề xuất thực hiện dự án điện gió Hướng Hiệp 3 (huyện Đakrông, Quảng Trị) với công suất 30 MW, sản lượng điện khoảng 102.130 MWh. Có tổng mức đầu tư khoảng 1.350 tỷ đồng (vốn góp của nhà đầu tư khoảng 270 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động từ Ngân hàng MB chi nhánh Quảng Trị), dự kiến đấu nối và phát điện vào quý IV/2023.

Qua thẩm định của sở ngành địa phương cho thấy, Tân Hoàn Cầu là cổ đông chiếm 98% vốn điều lệ của Công ty CP Điện gió Hướng Hiệp – THC. Ngoài ra, Tân Hoàn Cầu đồng thời là chủ đầu tư/cổ đông góp vốn chính của nhiều dự án điện gió trên địa bàn tỉnh như Điện gió Hướng Linh 1, Hướng Linh 2… 

Tuy nhiên, đến nay nhà đầu tư vẫn chưa nộp hồ sơ thuê đất thực hiện dự án. Qua đó, đề nghị Tân Hoàn Cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư.

Cùng thời điểm, Công ty Hướng Hiệp – THC cũng đề xuất thực hiện dự án điện gió Hướng Hiệp 2 (tại huyện Đakrông) với công suất, sản lượng điện giống hệt dự án điện gió Hướng Hiệp 3 nêu trên. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.370 tỷ đồng, trong đó gần 1.100 tỷ đồng là vốn vay từ Ngân hàng MB chi nhánh Quảng Trị; vận hành dự kiến vào quý IV/2023.

Được biết, để chứng minh năng lực tài chính thực hiện dự án, Công ty Hướng Hiệp – THC đã có cam kết của Tân Hoàn Cầu về việc góp đủ nguồn vốn 550 tỷ đồng để thực hiện 2 dự án điện gió Hướng Hiệp 2 và Hướng Hiệp 3. 

Cùng thời gian, một doanh nghiệp thành viên khác của Tân Hoàn Cầu là Công ty CP Điện gió Hướng Hiệp 1 đề nghị điều chỉnh dự án điện gió Hướng Hiệp 1 (đã cấp chủ trương đầu tư hồi tháng 6/2018, điều chỉnh vào tháng 4/2020). Dự án này có công suất 30 MW, sản lượng khoảng 126 triệu kWh/năm, tổng mức đầu tư khoảng 1.555 tỷ đồng (vốn vay 1.343 tỷ đồng). Theo chủ trương đầu tư, dự án đấu nối và phát điện vào tháng 12/2020.

Nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh giảm số lượng tuabin gió (từ 9 thành 7), đổi vị trí thực hiện dự án (từ huyện Đakrông sang huyện Hướng Hóa), giảm tổng mức đầu tư (còn 1.353 tỷ đồng), tiến độ dự án phát điện là tháng 10/2021 (thay vì tháng 12/2020).

Tuy nhiên, đề xuất này của nhà đầu tư đang vấp phải vấn đề: chỉ tiêu đất năng lượng dành cho các dự án điện gió trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã phân bổ hết (nên việc điều chỉnh vị trí thực hiện dự án là không phù hợp quy hoạch sử dụng đất của huyện); đồng thời dự án chưa có trong kế hoạch sử dụng đất của huyện Hướng Hóa.

Về dự án này, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh tiếp tục nhắc lại việc Tân Hoàn Cầu (chủ đầu tư/cổ đông góp vốn chính của nhiều dự án điện gió trên địa bàn) chưa nộp hồ sơ thuê đất, bất chấp đã có đôn đốc yêu cầu của sở từ hơn 6 tháng trước.

Cần nhắc lại, tháng 4/2020, dự án đã được tỉnh Quảng Trị cho phép giảm số lượng tuabin gió từ 12 xuống còn 9. Đồng thời, thời điểm này Công ty CP Điện gió Hướng Hiệp 1 cũng thừa nhận chưa thực hiện đúng tiến độ theo quyết định chủ trương đầu tư.

Trước đó, một dự án khác của Tân Hoàn Cầu là điện gió Hướng Linh 1 (32 MW, tổng mức đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng, trong đó 71% là vay từ BIDV và LBBW – một ngân hàng Đức) ghi nhận việc chậm tiến độ vượt quá thời hạn cho phép của Luật Đầu tư (pháp luật chỉ cho phép dự án được giãn tiến độ không quá 24 tháng).

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  9 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  10 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  12 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".