Tiêu điểm
Cuộc đua xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
Trong bức tranh thị trường toàn cầu, Việt Nam mới chỉ có khoảng 30 trung tâm dữ liệu, chiếm chưa được 1% số lượng trên toàn cầu. Điều đó cho thấy thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam còn rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển.
Theo Savills, quy mô thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đạt 858 triệu USD vào năm 2020, trong khi năm 2019 đạt mức 728 triệu USD. Thị trường này cũng đồng thời được dự báo có tốc độ tăng trưởng đạt gần 15%/năm cho đến năm 2026.
Hiện tại, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang có 3 tổ hợp các trung tâm lưu trữ dữ liệu hàng đầu là HongKong, Singapore và Nhật Bản.
Để trở thành trung tâm số của khu vực, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với một số quốc gia như Thái Lan, Malaysia. Để đạt được mục tiêu, Việt Nam cần phải hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hạ tầng Internet, hạ tầng số.
Được biết, năm 2023 được Bộ Thông tin và Truyền thông chọn là năm dữ liệu. Và tại một sự kiện gần đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư trung tâm dữ liệu. Bên cạnh đó ông cũng kêu gọi các doanh nghiệp Việt sử dụng các trung tâm dữ liệu do doanh nghiệp nội đầu tư.
Còn tại diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ CMC cho rằng: "Kinh tế số thế giới có quy mô lớn, nhưng mới chỉ ở mức tiềm năng và đây là cơ hội của Việt Nam".
Theo đại diện Cục An toàn Thông tin, phát triển hạ tầng số với trọng tâm là phát triển hạ tầng truyền thông băng rộng, phát triển các nền tảng, hạ tầng đám mây đã được chính phủ đặt ra trong nhiều chương trình, đề án chiến lược, điển hình như Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm giai đoạn 2021-2030.
Một trong những đột phá chiến lược đã được đặt ra về hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ hiện đại, với trọng tâm phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương, kết nối đồng bộ, thống nhất của tạo nền tảng để phát triển kinh tế số và xã hội số.
Ông Nguyễn Đình Tuấn, Trưởng phòng Kỹ thuật Viettel IDC chia sẻ, trên thế giới đã có trên 8.100 trung tâm dữ liệu, trong đó Mỹ đang dẫn đầu với trên 30% thị phần.
Trong bức tranh thị trường toàn cầu, Việt Nam mới chỉ có khoảng 30 trung tâm dữ liệu, chiếm chưa được 1% số lượng trên toàn cầu. Điều đó cho thấy thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam còn rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển.
Cuối năm ngoái, VNG đưa vào khai thác trung tâm dữ liệu thứ 2 tại Tân Thuận có quy mô 7.800 m2, diện tích sàn sử dụng 12.400 m2. VNG Data Center sẽ cung cấp 410 tủ rack (tủ lắp đặt server), sau đó sẽ mở rộng lên đến 1.600 tủ rack.
Trước đó, tháng 10/2022, Viettel cũng ra mắt hệ sinh thái Viettel Cloud có hạ tầng Data Center nhiều nhất Việt Nam với 13 trung tâm, quy mô hơn 9.000 tủ rack, trên 60.000 m2 mặt sàn. Viettel cho biết, sẽ đầu tư thêm 10.000 tỷ đồng vào Viettel Cloud để mở rộng quy mô lên 17.000 tủ rack vào năm 2025.
Vào tháng 8/2022, cũng tại Tân Thuận, Tập đoàn CMC đã khai trương Data Center Tân Thuận, có diện tích sàn sử dụng 12.000 m2 và xấp xỉ 3.000 m2 không gian dành cho thiết bị công nghệ thông tin với quy mô 1.200 tủ rack, có tổng công suất thiết kế lớn tới 12.000 kW và hỗ trợ tới 3 triệu vCPU.
Bên cạnh đó, các ông lớn công nghệ tại Việt Nam như VNPT đang sở hữu 8 trung tâm dữ liệu đặt tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ… đạt chuẩn phòng máy chủ Tier 3.
Hay như FPT đang có 3 trung tâm dữ liệu lớn và sắp đưa vào vận hành trung tâm dữ liệu 20.000 m2, cung cấp 3.600 tủ rack tại TP. HCM. Còn MobiFone dự kiến sẽ xây trung tâm dữ liệu tại Hòa Lạc…
Như vậy, đến hết năm 2022, Việt Nam đã có khoảng 30 trung tâm dữ liệu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, đi vào hoạt động với doanh thu gần 5.000 tỷ đồng/năm.
VNG đầu tư phát triển CloudVerse
F88 lên tiếng sau khi làm việc với cơ quan điều tra
Là doanh nghiệp hoạt động cho vay bằng hình thức cầm cố tài sản, mọi hoạt động của F88 tuân thủ quy trình, quy định chặt chẽ của công ty, dựa trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Startup tìm việc thời vụ của Úc tiến vào thị trường Việt Nam
Trước khi gia nhập thị trường Việt Nam, Weploy đã gọi vốn thành công 5 triệu USD từ quỹ đầu tư nước ngoài ở vòng gọi vốn đầu tiên chỉ sau 3 tháng đăng ký hoạt động.
F88 huy động thành công 50 triệu USD
Công ty Cổ phần Đầu tư F88 đặt mục tiêu IPO vào năm 2024, khi đạt 1.400 chi nhánh và vốn hóa thị trường ước đạt 1 tỷ USD.
Trạm sạc điện 'Made in Việt Nam' được quỹ Singapore rót vốn
Với hơn 700 điểm sạc trên khắp Việt Nam, các trạm sạc của EBOOST được thiết kế có thể sạc cho xe máy và ô tô điện đến từ tất cả các thương hiệu.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.