Tiêu điểm
Cựu COO Lazada và tham vọng ‘e-commerce hoá hành trình mua nhà’
Hợp sức cùng các chuyên gia về bất động sản và công nghệ để sáng lập nên Levitate, cựu COO Lazada Việt Nam Fabian Wandt đặt mục tiêu hỗ trợ các nhà phát triển bất động sản cung cấp những sản phẩm có tính cạnh tranh và cá nhân hóa cao do được thiết kế riêng bởi chính người mua nhà.
Những ngày cuối tháng 9/2022, ông Fabian Wandt, cựu giám đốc vận hành Lazada Việt Nam, dù rất tất bật với các lịch họp để chuẩn bị cho sự kiện ra mắt công ty công nghệ bất động sản Levitate nhưng vẫn sẵn sàng dành hàng tiếng đồng hồ cho bất cứ vị khách nào muốn tìm hiểu về dự án mới của ông. Sau nhiều năm làm lãnh đạo cấp cao tại các doanh nghiệp lớn như Lazada hay Vietjet, đã đến lúc ông có thể hiện thực hoá các ý tưởng táo bạo của riêng mình.
Nói đi nói lại cùng một thứ cho rất nhiều người nhưng cảm hứng và năng lượng vẫn y như lần đầu bởi lẽ ông và ba đồng sáng lập khác là nguyên tổng giám đốc CBRE Việt Nam Marc Townsend, nhà sáng lập khu nghỉ dưỡng Fusion Marco van Aggele và đồng sáng lập Cititech Sơn Trần đã thực sự sẵn sàng khai sinh ‘đứa con đẻ’ mà họ đã cùng thai nghén hơn một năm trời.
“Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản là cho phép người mua nhà thiết kế những không gian sống độc đáo, mang tính cá nhân hóa cao với chi phí phù hợp”, ông Fabian nói.
Theo một khảo sát năm 2021 của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, 99% người mua nhà dành trung bình 12,1% giá trị ngôi nhà chỉ để điều chỉnh và thay thế những thứ mà họ đã phải chi trả trước đó.
Đối với đa số gia chủ, ngày bàn giao nhà chỉ đơn thuần là ngày bắt đầu hành trình sơn, sửa hàng tuần, hàng tháng và thậm chí hàng năm trời để có thể thực sự sở hữu ngôi nhà hoàn thiện đúng nghĩa. Việc tu sửa sau mua nhà, theo thông lệ, là một việc tốn kém thời gian và tiền của, lại rất bất tiện.
Với “nỗi đau đó”, bốn doanh nhân tề tựu lại để giải quyết hai vấn đề đang tồn tại trên thị trường bất động sản.
Thứ nhất, giúp các nhà đầu tư cho phép người mua thổi phong cách riêng vào ngôi nhà như một yếu tố thứ tư cần tập trung, bên cạnh các yếu tố về giá cả, vị trí và thiết kế chung. Thứ hai là thay thế việc mua những căn nhà rập khuôn thành những ngôi nhà được đo ni đóng giày cho từng người mua.
Để làm được điều đó, Levitate ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong hành trình bốn bước trải nghiệm từ trực tuyến đến trực tiếp (online-to-offline) của người mua nhà với khái niệm “Pre-modeling” (mô hình hoá trước).
Thứ nhất, tại các trung tâm thiết kế của Levitate, AI sẽ ghi nhận sở thích, mong muốn, thói quen, tính cách, phong cách… của người mua nhà để có thể đưa ra các gợi ý thiết kế phù hợp.
Thứ hai, họ sẽ được tự mình thiết kế căn hộ dựa trên gợi ý sẵn có thông qua việc thay đổi vật phẩm nội thất/thiết kế, ứng dụng thực tế ảo để người dùng dễ hình dung. Các gia đình được khuyến khích cùng nhau thiết kế nên ngôi nhà cho chính mình, tạo sự gắn kết. Việc thiết kế này có thể điều chỉnh nhiều lần trước thời gian triển khai thực tế. Việc thay đổi thiết kế nội thất cũng chỉ trong vài cú nhấp chuột thay vì mất hàng tiếng, thậm chí vài ngày để nhà thiết kế chỉnh sửa.
Điều đặc biệt là giá nhà sẽ thay đổi theo thời gian thực, hiển thị trên màn hình, khi người mua nhà thực hiện các thao tác lựa chọn nội thất. Nhờ đó, họ có thể kiểm soát được chi phí phù hợp với khả năng tài chính.
Thứ ba, sau khi đã hoàn thiện bản thiết kế, người mua nhà sẽ được kết nối với các đơn vị thi công để đảm bảo ngôi nhà họ nhận về đúng với thiết kế ban đầu, chất lượng của nội thất đúng với thứ mà họ đã chọn khi so sánh với bộ nguyên liệu mẫu đã cầm về sau khi chốt bản thiết kế.
Thứ tư, Levitate làm việc với các ngân hàng và tổ chức tài chính để cung cấp các gói vay và hỗ trợ tài chính cho người mua nhà thông qua hệ thống của Levitate.
“Như vậy, người mua có thể lựa chọn, thiết kế, nâng cấp, tân trang, dự phòng và được hỗ trợ tài chính cũng như chuẩn bị tất tần tật mọi thứ bên trong ngôi nhà ngay trước khi được khởi xây”, ông Fabian nói.
Theo ông Sơn, với việc cho phép người mua vừa tự thiết kế, vừa mua sắm trực tuyến, Levitate dường như đang “e-commerce hoá” hành trình mua nhà. Được ví như “Amazon của nhà ở”, các cổng bán hàng trực tuyến và vật lý của Levitate thay thế vai trò truyền thống của nhà môi giới bất động sản.
Levitate xây một hệ sinh thái nơi mà tất cả các bên cùng có lợi, từ khách hàng cho đến nhà phát triển bất động sản, các nhà thiết kế nội thất, nhà thầu và nhà bán lẻ.
“Nguồn thu chính của chúng tôi cũng đến từ việc cung cấp đồ nội thất cho khách hàng, làm đơn vị tư vấn, phát triển và quản lý dự án”, ông Lê Trọng Long, Chief Counsel của Levitate nói.
Theo ông Fabian, mặc dù có trụ sở ở Singapore nhưng công ty công nghệ bất động sản đa quốc gia Levitate lại đang phát triển dự án đầu tiên ở Việt Nam. Hiện Levitate đang đồng hành cùng Hodeco (Vũng Tàu) trong dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí Antares Beach Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư trên 200 triệu USD.
Đồng sáng lập Levitate cho biết, ít nhất là trong 3 năm tới sẽ đồng hành cùng các chủ đầu tư với vai trò là nhà đồng phát triển dự án. Dự kiến, sẽ có khoảng 6 dự án được triển khai trong 12 tháng tới, trước mắt là các dự án nghỉ dưỡng và tiếp đến là các dự án nhà ở.
Bước cải "lùi" của ngựa ô Propzy?
Cuộc chơi tỷ đô trong thị trường công nghệ bất động sản
Trong thị trường công nghệ bất động sản, công nghệ là yếu tố quan trọng mang tới trải nghiệm giao dịch giản tiện và thông tin minh bạch. Tuy nhiên, cuộc chơi dẫn đầu sẽ thuộc về doanh nghiệp làm chủ nguồn hàng và mạnh dạn tạo ra những giải pháp giải quyết khuyết điểm của thị trường.
Vì sao các nền tảng công nghệ bất động sản dễ 'chết yểu'?
Thói quen mua nhà của người dân khó thay đổi và thiếu chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước là hai lý do chính khiến các nền tảng công nghệ bất động sản gặp nhiều thách thức khi phát triển tại Việt Nam.
Dòng tiền trở lại bất động sản phía Nam?
Sự quan tâm của nhà đầu tư đến thị trường bất động sản phía Nam, đặc biệt là TP.HCM đang tăng mạnh hơn Hà Nội.
5 yếu tố giúp môi giới bất động sản vượt khó
Ông Lê Xuân Nga, Phó chủ tịch BHS Group cho rằng, tập trung vào thanh khoản, chấp nhận thay đổi và chọn bán sản phẩm phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng là 3 trong 5 yếu tố giúp môi giới bất động sản vượt qua giai đoạn thị trường khó khăn hiện nay.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?