Tiêu điểm
Đà Nẵng lên kế hoạch phục hồi du lịch
Năm 2022, Sở Du lịch Đà Nẵng đề ra chỉ tiêu số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ tăng 20 - 22%, trong đó, khách quốc tế tăng 40 - 41%; doanh thu dịch vụ lưu trú và lữ hành tăng 20 - 22%.
Năm nay, du lịch Đà Nẵng đặt mục tiêu đạt tổng lượng khách lưu trú 3,5 triệu lượt, tăng ba lần so với ước thực hiện năm 2021. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 180 nghìn lượt, tăng 1,6 lần và khách nội địa ước đạt hơn 3,32 triệu lượt, tăng ba lần.
Thành phố phấn đấu mức doanh thu lưu trú, lữ hành ước đạt trên 6,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với ước thực hiện năm 2021.
Tại buổi làm việc với Sở Du lịch Đà Nẵng ngày 16/2/2022, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh nhấn mạnh, du lịch vẫn là thế mạnh và ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng. Dù đóng góp vào ngân sách không cao nhưng hoạt động du lịch đóng góp lớn vào tăng trưởng, tạo sản phẩm xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập bình quân đầu người.
Theo ông Chinh, thực tế cho thấy những địa phương có nhiều sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh, ẩm thực phong phú, môi trường tự nhiên và xã hội tốt sẽ thu hút du khách. Ngoài việc duy trì và bảo vệ những lợi thế về du lịch vốn có, lãnh đạo Đà Nẵng cam kết tháo gỡ và tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai các dự án lớn, tạo sản phẩm thu hút khách. Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư các công trình trọng điểm về văn hóa, du lịch, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch Đà Nẵng ra các thị trường.
Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết đề nghị Sở Du lịch nghiên cứu kỹ hơn và tham mưu kịp thời khi thực hiện Chương trình số 38-Ctr/TU của Thành ủy về thực hiện chuyên đề “Tập trung phát triển du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến du lịch, dịch vụ hàng đầu, tầm khu vực, thành phố sự kiện, trung tâm hội nghị quốc tế”.
Bên cạnh đó, Sở Du lịch Đà Nẵng cần quan tâm đến vấn đề quảng bá xúc tiến du lịch, khẩn trương quan tâm nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Đồng thời, giải quyết khả năng tiếp cận của doanh nghiệp trên lĩnh vực du lịch dịch vụ đến các chính sách hỗ trợ.
Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, cần gấp rút phục hồi ngành du lịch để giải quyết nhu cầu lớn của người dân về việc làm, chi tiêu,... Trong thời gian tới, địa phương cần làm tốt công tác quảng bá qua chuyển đổi số.
Các sở ngành phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và đầy trách nhiệm với ngành du lịch bởi đây là một ngành kinh tế tổng hợp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành mới có thể tổ chức thực hiện hiệu quả.
Vì vậy, cần xem xét chủ động xây dựng quy chế phối hợp, đa ngành. Trong đó, phối hợp kiểm soát dịch bệnh là điều kiện hàng đầu; phối hợp tạo ra các điều kiện thuận lợi về hạ tầng, nguồn nhân lực. Ngoài ra, thái độ phục vụ, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường... cũng cần được cải thiện để góp phần tạo ra hình ảnh tốt, thu hút khách đến với Đà Nẵng.
Từ tháng 5/2021, hoạt động du lịch ở Đà Nẵng tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19 trong bối cảnh doanh nghiệp du lịch đang nỗ lực khôi phục sau thời gian ngừng hoạt động.
Đáng chú ý, tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào hoạt động du lịch ước 3,2 tỷ USD, được đầu tư vào các khu điểm du lịch, cơ sở lưu trú, xe vận chuyển, taxi, tàu thuyền du lịch… nhưng trong thời gian qua phải ngừng khai thác vì dịch bệnh.
Đến nay, khoảng 80% doanh nghiệp du lịch vẫn tạm dừng hoạt động sau gần 2 năm chịu thiệt hại nặng nề do dịch bệnh. Thiệt hại của doanh nghiệp du lịch do sụt giảm doanh thu, trả lãi vay, chi phí bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, chi phí thuê sân bãi, thuê đất, vận hành duy trì hoạt động tối thiểu, trả lương cơ bản cho đội ngũ quản lý, nhân viên… ước 27,3 nghìn tỷ đồng.
Với tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại từ cuối tháng 5/2021 tại Đà Nẵng, khoảng 80% (tương đương khoảng 42 nghìn người) lao động trực tiếp ngành du lịch và hàng trăm nghìn lao động gián tiếp liên quan du lịch đã, đang thất nghiệp và chuyển sang làm ngành nghề khác.
Hướng đi bền vững cho bất động sản Đà Nẵng, Quảng Nam sau dịch
Chính phủ đồng ý mở cửa lại hoạt động du lịch từ ngày 15/3
Hoạt động du lịch tại Việt Nam sẽ được khôi phục hoàn toàn từ giữa tháng 3 trong điều kiện bình thường mới.
Du lịch ‘nóng’ trở lại
Lượng khách du lịch nội địa tăng mạnh thời điểm Tết và sau Tết cho thấy chuyển động tích cực và nhanh chóng của thị trường sau thời gian dài “nằm chờ”, kỳ vọng bứt phá hơn khi mở cửa hoàn toàn với khách quốc tế.
Ngành du lịch lên kế hoạch phục hồi
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đặt mục tiêu phục hồi được khoảng 8 - 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và 65 - 70 triệu lượt khách du lịch nội địa trong giai đoạn 2022 - 2023.
Hơn 5,5 triệu người đi du lịch trong Tết
Một số tỉnh thành như TP.HCM, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Kiên Giang... có lượng khách du lịch lớn trong Tết Nhâm Dần, được ghi nhận tăng gấp nhiều lần so với Tết năm 2021.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.