Tiêu điểm
Đại học Taylor’s của Malaysia tiến vào thị trường Việt Nam
Triển khai các chương trình sau đại học trực tuyến 100% Taylor để người lao động có thể trang bị những kỹ năng mới và kiến thức đa ngành để thăng tiến trong sự nghiệp, đại học tư thục Taylor’s quan điểm “không bao giờ là quá muộn để học các kỹ năng mới”.

Nghiên cứu các báo cáo về thị trường Việt Nam để triển khai các chương trình giảng dạy, Taylor’s phát hiện ra rằng trong một thập kỷ tới, khoảng 70% số việc làm có rủi ro cao, 18% có rủi ro trung bình và 12% có rủi ro thấp.
Điều này cho thấy, người sử dụng lao động phải cung cấp cho nhân viên của họ cơ hội để nâng cao kỹ năng và đào tạo lại bản thân, nếu không sẽ có nguy cơ mất đi những tài năng lành nghề của họ.
Đồng thời, theo khảo sát của Jobstreet, khi được hỏi lý do không muốn tuyển dụng nhân sự mới ra trường, 67% doanh nghiệp Việt Nam quan ngại về kỹ năng. Các số liệu này cho thấy kỹ năng đóng một vai trò quan trọng trong công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự hiện nay. Các kỹ năng không chỉ làm đẹp CV mà còn đóng vai trò quan trọng trong hành trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân.
Trong khi đó, tình trạng kiệt sức và sự suy giảm mức độ gắn kết của nhân viên đã xuất hiện ở nơi làm việc trong những năm gần đây, dẫn đến các hiện tượng toàn cầu như đại khủng hoảng lao động hay xu hướng nghỉ việc thầm lặng.
GS.TS Pradeep Nair, Phó hiệu trưởng đại học Taylor's cho biết, sự thay đổi diễn ra nhanh chóng ở tất cả lĩnh vực, ngành nghề và hệ quả là xuất hiện khoảng cách giữa nhân tài ở quy mô địa phương và toàn cầu, đòi hỏi lực lượng lao động ngày nay phải được trang bị những kỹ năng mới và kiến thức đa ngành để thăng tiến trong sự nghiệp.
“Tuy nhiên, những người trưởng thành đang đi làm phải đối mặt với những thách thức về thời gian và sự linh hoạt để nâng cao trình độ học vấn”, ông Pradeep Nair nói.
Theo lãnh đạo Taylor’s, đó cũng là những lý do quan trọng để trường đại học tư thục này đẩy mạnh các chương trình sau đại học, đặc biệt là ở thời điểm hiện nay.
Đại dịch quả là một cơn “ác mộng” đối với nhân loại nhưng cũng đồng thời mang lại nhiều cơ hội. Với lĩnh vực giáo dục, đại dịch đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ ở các bậc học. Qua hơn 2 năm, con người cũng đã làm quen và thậm chí thuần thục với việc học tập và làm việc từ xa. Quan niệm về giáo dục phải gắn với trường lớp, phấn trắng bảng đen giờ đây đã không còn.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hơn 2 năm trước đã bàn về thị trường lao động 4.0, giáo dục 4.0 với yêu cầu cấp thiết trong việc có những thay đổi trong nội dung giảng dạy cũng như tạo ra những trải nghiệm học tập mới cho người học thông qua các phương pháp giáo dục mới.
Báo cáo “Schools of the future: Defining new models of education for the fourth industrial revolution” được WEF đưa ra cùng thời điểm cũng đã chỉ ra tám đặc trưng quan trọng của trường học tương lai trong kỷ nguyên 4.0. Một trong số đó là việc học tập trong thời đại 4.0 không chỉ hạn chế trong không gian trường học mà được mở rộng ra cho tất cả mọi người có nhu cầu (thông qua các hình thức học trực tuyến, học tập theo dự án cùng với các bạn ở nhiều quốc gia khác nhau…) nhờ sự hỗ trợ của công nghệ.
Chỉ trong hơn 2 năm, công nghệ đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, thậm chí đến nay thế giới đang “phát sốt” với Chatgpt khi mà trí tuệ nhân tạo đã thay con người trả lời một cách chính xác vô số câu hỏi hóc búa chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Đứng trước những cơ hội đó, không có gì ngạc nhiên khi Taylor’s - ngôi trường được Tập đoàn Kinh tế kỹ thuật số Malaysia (MDEC) công nhận là Premier Digital Tech IHL (một sự công nhận dành cho các trường đại học tập trung vào công nghệ kỹ thuật số hàng đầu của Malaysia) - dành một khoản đầu tư hơn 5 triệu RM (tương đương 27,5 tỷ VND) để thành lập Taylor's Digital nhằm xây dựng các chương trình giảng dạy hoàn toàn trực tuyến.
Theo đó, trường đầu tư vào các nhà thiết kế bài giảng, lập trình viên giàu kinh nghiệm và hệ thống âm thanh hình ảnh, nhằm thiết kế bài giảng đảm bảo cho người học tiếp thu đầy đủ lượng kiến thức dù có bị giới hạn về mặt thời gian. Điều này đã giúp tạo ra một mô hình giáo dục cho phép theo đuổi việc học ở bất cứ đâu.
Trong đó, các chương trình sau đại học trực tuyến 100% Taylor mang đến sự linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của những người bận rộn. Chương trình được tuyển chọn bởi các chuyên gia cùng trải nghiệm mô hình học tập không đồng bộ (asynchronous learning) kết hợp với mô hình học tập theo chủ đề (nano learning), nhằm giúp người học nâng cao kỹ năng và trau dồi bản thân mọi lúc, mọi nơi.
Ông Pradeep Nair cho biết, người học có thể tiếp cận với các phương pháp trải nghiệm giáo dục chất lượng thông qua các hình thức như: thảo luận bàn tròn, diễn đàn và hệ thống hỗ trợ chuyên dụng để tương tác với các bạn học và giảng viên, cũng như có được các phiên kết nối độc quyền với các nhà lãnh đạo trong ngành.
“Các khóa học Taylor được xây dựng dựa trên quan điểm: Không bao giờ là quá muộn để học các kỹ năng mới”, lãnh đạo Taylor’s nói.
Chương trình bao gồm nhiều khóa học như: Chứng chỉ sau đại học về giáo dục, thạc sĩ điện toán ứng dụng, thạc sĩ giảng dạy & học tập, thạc sĩ quản lý khách sạn toàn cầu và thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ngoài ra, 5 đợt tuyển sinh khác nhau giúp sinh viên tự do hơn trong việc sắp xếp lịch trình.
Từ Edtech Vietnam 2021 đến tam giác khởi nghiệp Việt Nam - Thái Lan - Singapore
Startup giáo dục Singapore đẩy mạnh đầu tư cho thị trường Việt Nam
Kể từ đầu năm 2019, Geniebook đã đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu lên đến hơn 2.000% với số lượng người dùng Đông Nam Á liên tục tăng cao, đạt hơn 220.000 người.
Yếu tố cốt lõi giúp startup thành công với công nghệ giáo dục
Đối với những sản phẩm công nghệ giáo dục – edtech, điều quan trọng nhất các startup cần tập trung là nội dung chương trình giáo dục, hướng tới kết quả cuối cùng là sự tiến bộ của người học.
Trí tuệ nhân tạo và công nghệ giáo dục sẽ là đầu tàu khởi nghiệp
Mục tiêu của TP. HCM trong năm nay hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho 600 doanh nghiệp; ươm tạo, phát triển 200 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ 20 doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn mạo hiểm.
Nền tảng giáo dục Teachmint 'tấn công' thị trường Việt Nam
Teachmint mang đến cơ hội phát triển xuyên biên giới bằng cách giúp hàng triệu giáo viên tại Việt Nam tiếp cận nhóm sinh viên quốc tế và ngược lại, tạo điều kiện cho giáo viên ở nước ngoài giảng dạy học sinh tại Việt Nam.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.