Khởi nghiệp

Yếu tố cốt lõi giúp startup thành công với công nghệ giáo dục

Minh Khôi Thứ bảy, 25/06/2022 - 09:09

Đối với những sản phẩm công nghệ giáo dục – edtech, điều quan trọng nhất các startup cần tập trung là nội dung chương trình giáo dục, hướng tới kết quả cuối cùng là sự tiến bộ của người học.

Covid-19 – cú hích cho thị trường

Dịch Covid-19 xuất hiện đã kéo theo sự chuyển đổi mạnh mẽ khi mọi gia đình và nhà trường phải nỗ lực đưa các hoạt động học tập lên nền tảng số. Các công cụ e-learning một lần nữa được đẩy mạnh, và rõ ràng, được phổ cập tới rất nhiều gia đình.

“Đây là cú hích chưa từng thấy với các nền tảng số, các công cụ e-learning”, bà Nguyễn Phương Dung, CEO CTCP 1Edtech, nhà phát triển ứng dụng Dino Đi học, nhấn mạnh trong talkshow The WISE Talk mới đây.

Thông tin về thị trường, ông Nguyễn Trí Hiển, đồng trưởng làng Công nghệ giáo dục Techfest 2020 – 2022; CEO CTCP Công nghệ giáo dục Thiên Hà Xanh, cho biết ở quy mô quốc tế, lượng đầu tư vào thị trường công nghệ giáo dục (edtech) giai đoạn năm năm gần đây ghi nhận năm sau cao hơn năm trước.

Năm ngoái, tổng đầu tư vào edtech trên toàn cầu đạt trên 30 tỷ USD. Đặc biệt, số kỳ lân trong lĩnh vực này cũng đạt đến hơn 16 công ty.

Yếu tố cốt lõi giúp startup thành công với công nghệ giáo dục
Theo ông Hiển, tốc độ phát triển của thị trường edtech Việt rất mạnh mẽ trong thời gian qua.

Tại Việt Nam, 2021 là năm kỷ lục về vốn đầu tư rót vào edtech với khoảng 160 triệu USD đã được đầu tư, đưa lĩnh vực này lọt vào tốp ba ngành nhận vốn đầu tư nhiều nhất. Thị trường ghi nhận có hơn 150 sản phẩm và startup được chào ra công chúng và được đón nhận.

“Ví dụ như Azota, sản phẩm bắt đầu ra mắt từ ngày 15/1/2021 nhưng đến tháng 10/2021, tổng lượng truy cập đã đạt hơn 60 triệu lượt truy cập/tháng”, ông Hiển dẫn chứng và nhấn mạnh, tốc độ phát triển của thị trường edtech Việt rất mạnh mẽ trong thời gian qua.

Về nội dung, theo bà Dung, trước và trong giai đoạn Covid-19 bùng nổ, các chương trình và các nội dung học tập số tập trung vào việc cung cấp các nội dung thiết yếu, cơ bản, bám sát với nhu cầu nhà trường để hỗ trợ học sinh.

Sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát, trường học mở cửa trở lại, nội dung sẽ hướng đến mục tiêu bù đắp lỗ hổng về kiến thức và kỹ năng cho người học, cùng với mở rộng thêm những kỹ năng mới, hoặc những bộ môn mới.

Từ Edtech Vietnam 2021 đến tam giác khởi nghiệp Việt Nam - Thái Lan - Singapore

Xét về tính năng, các gia đình, nhà trường sẽ mong muốn các chương trình có tính năng hỗ trợ, đồng hành cùng học sinh trong quá trình học tập, có thể là giám sát, theo dõi kết quả, phân tích báo cáo, và đặc biệt là kiểm soát được nội dung học tập trên không gian số.

Ngoài ra, cá nhân hóa nội dung và trải nghiệm học tập sẽ tiếp tục là xu hướng được đầu tư hơn nữa. Những công nghệ mới như AI, VR sẽ đem lại các sản phẩm thiết thực, gần gũi hơn với người học.

Yếu tố cốt lõi của sản phẩm edtech

Theo ông Hiển, điều quan trọng nhất của một startup khi làm sản phẩm edtech là phải tập trung vào cái lõi “khoa học giáo dục là gì”, và tạo ra điểm riêng biệt nhờ những công nghệ hiện đại.

Ông nhận định một số xu hướng sẽ phát triển trong thời gian tới mà các doanh nghiệp khởi nghiệp cần lưu tâm là edutainment, tức là giáo dục gắn liền với giải trí, giúp người học chơi trong không gian kiến thức; và SQ – chỉ số thông minh xã hội, tức là kỹ năng tư duy, giải quyết và vượt qua vấn đề.

Chia sẻ đồng quan điểm, bà Dung nhấn mạnh: “Đối với những sản phẩm công nghệ giáo dục, cái lõi của nó là giáo dục”.

Yếu tố cốt lõi giúp startup thành công với công nghệ giáo dục 2
Bà Nguyễn Phương Dung, CEO CTCP 1Edtech, nhà phát triển ứng dụng Dino Đi học.

Khi nói đến công nghệ giáo dục, điều thường thấy là nhiều người suy nghĩ và tập trung ngay vào mặt công nghệ, tức là làm sao để công nghệ tối tân, mang đến những trải nghiệm hấp dẫn, hay ho với các đối tượng tiếp cận.

Do đó, rất nhiều startup tập trung vào các tính năng, cố gắng làm sao đẹp nhất, gây được thích thú nhất, cũng như nhiều tính năng hỗ trợ cho việc học, cho người giám sát quá trình học tập như là phụ huynh và nhà trường.

Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng cái cuối cùng cần phải tập trung là nội dung giáo dục, là các chương trình có thể giúp ích cho sự tiến bộ của người học – tiêu chí cuối cùng mà người làm sản phẩm cần phải quan tâm.

Điều này đặt ra yêu cầu cho các nhà phát triển sản phẩm về việc đầu tư vào yếu tố cốt lõi là nội dung học tập như thế nào cho phù hợp.

Tuy nhiên, trên thực tế, điều này không hề dễ dàng. Các nhà phát triển sản phẩm luôn luôn phải giải quyết bài toán đầu tư bao nhiêu cho chất lượng nội dung, bởi đầu tư cho giáo dục đòi hỏi sự lâu dài, cần rất nhiều nỗ lực và đam mê.

Sau nội dung, trải nghiệm học tập trên sản phẩm edtech cũng là điều các nhà phát triển sản phẩm cần phải quan tâm, bởi đây là yếu tố giúp tăng hiệu quả chất lượng nội dung.

Bà Dung cho biết xu hướng đưa người học trở thành trung tâm của quá trình học đang ngày càng nhận được sự quan tâm và đầu tư khi các ứng dụng thực tế cho thấy mức hiệu quả gia tăng đáng kể, do đó các startup cần lưu tâm về vấn đề này. 

Trí tuệ nhân tạo và công nghệ giáo dục sẽ là đầu tàu khởi nghiệp

Trí tuệ nhân tạo và công nghệ giáo dục sẽ là đầu tàu khởi nghiệp

Tiêu điểm -  2 năm
Mục tiêu của TP. HCM trong năm nay hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho 600 doanh nghiệp; ươm tạo, phát triển 200 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ 20 doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn mạo hiểm.
Trí tuệ nhân tạo và công nghệ giáo dục sẽ là đầu tàu khởi nghiệp

Trí tuệ nhân tạo và công nghệ giáo dục sẽ là đầu tàu khởi nghiệp

Tiêu điểm -  2 năm
Mục tiêu của TP. HCM trong năm nay hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho 600 doanh nghiệp; ươm tạo, phát triển 200 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ 20 doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn mạo hiểm.
Việt Nam thăng hạng trong các quốc gia tốt nhất về giáo dục

Việt Nam thăng hạng trong các quốc gia tốt nhất về giáo dục

Ống kính -  2 năm

Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của US News, Việt Nam tăng 6 bậc so với năm 2020.

Nền tảng giáo dục Teachmint 'tấn công' thị trường Việt Nam

Nền tảng giáo dục Teachmint 'tấn công' thị trường Việt Nam

Khởi nghiệp -  2 năm

Teachmint mang đến cơ hội phát triển xuyên biên giới bằng cách giúp hàng triệu giáo viên tại Việt Nam tiếp cận nhóm sinh viên quốc tế và ngược lại, tạo điều kiện cho giáo viên ở nước ngoài giảng dạy học sinh tại Việt Nam.

Chất xúc tác giúp thị trường công nghệ giáo dục chạm ngưỡng 3 tỷ USD

Chất xúc tác giúp thị trường công nghệ giáo dục chạm ngưỡng 3 tỷ USD

Khởi nghiệp -  2 năm

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chi tiêu hàng năm cho giáo dục đã tăng 2,3 lần trong 10 năm trở lại đây, đạt khoảng 7 triệu đồng/học sinh năm 2020.

Tâm nguyện của Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Văn Lang

Tâm nguyện của Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Văn Lang

Leader talk -  2 năm

Đầu tư lớn cho giáo dục, y tế, văn hóa – thể thao ở tuổi 50 là cách để Tiến sỹ Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Văn Lang, trả lại cho xã hội những gì mà xã hội đã cho ông trước đó.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.