Đằng sau khoản lãi 2.000 tỷ đồng nhờ đánh giá lại tài sản của Kinh Bắc

Trần Anh Thứ ba, 02/08/2022 - 16:41

Việc sử dụng phương pháp định giá lại tài sản để gia tăng lợi nhuận không cải thiện tình hình kinh doanh của Kinh Bắc bởi không có dòng tiền thực chảy về công ty. Trong nửa đầu năm nay, dòng tiền kinh doanh và đầu tư của Kinh Bắc đang giảm gần 1.500 tỷ đồng.

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2022 với doanh thu đạt 395 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty tăng đột biến lên gần 2.000 tỷ đồng nhờ khoản thu nhập bất thường.

Thu nhập bất thường này được ghi nhận sau khi Kinh Bắc nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (SDN) từ 19% lên 48% và thực hiện đánh giá lại tài sản đầu tư theo quy định kế toán.

Cụ thể, công ty đã chi thêm 57 tỷ đồng nâng vốn góp tại SDN từ 39 tỷ đồng lên 96 tỷ đồng, tương đương 48% vốn của SDN. Đồng thời chuyển SDN từ khoản đầu tư tài chính thành công ty liên kết, và ghi nhận trên báo cáo hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu.

Sau khi đánh giá lại, 48% lợi ích của Kinh Bắc có giá trị tới 2.493 tỷ đồng, tức vốn chủ sở hữu của Công ty Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng tại thời điểm 30/6 lên đến gần 5.200 tỷ đồng. Phần chênh lệch giữa giá thị trường (giá thực hiện mua thêm 5,7 triệu cổ phiếu) so với giá trị sổ sách đang ghi nhận (10.000 đồng/cổ phiếu) được ghi nhận là doanh thu tài chính trong quý 2.

Việc tăng vốn tại SDN là kế hoạch Kinh Bắc chuẩn bị từ trước. Cuối tháng 6, công ty đã trình cổ đông kế hoạch mua thêm cổ phần SDN. Giá chuyển nhượng sẽ giao cho ban Tổng giám đốc đàm phán, quyết định, thời gian dự kiến hoàn thành ngày 30/6/2022. Tuy nhiên mức giá mua cao tạo ra lợi nhuận lớn trên sổ sách kế toán đã khiến nhà đầu tư bất ngờ.

Thực tế, việc sử dụng phương pháp định giá lại tài sản để gia tăng lợi nhuận chỉ mang ý nghĩa “làm đẹp” sổ sách bởi không có dòng tiền thực chảy về công ty. Tính đến cuối quý II/2022, dòng tiền của Kinh Bắc đang âm gần 1.500 tỷ đồng. Trong đó dòng tiền kinh doanh âm 662 tỷ đồng; dòng tiền đầu tư âm 938 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 144 tỷ đồng.

Trong quý I/2022, Kinh Bắc đã thực hiện nghiệp vụ tương tự khi ghi nhận lợi nhuận đột biến gần 500 tỷ đồng từ đánh giá lại khoản đầu tư vào Công ty Khu công nghiệp Sài Gòn Nhơn Hội. Nhờ đó, công ty báo lãi sau thuế 523 tỷ đồng dù hoạt động kinh doanh cốt lõi suy giảm.

Về Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (SDN), đây là doanh nghiệp được thành lập vào năm 2005 để phát triển các khu công nghiệp tại Đà Nẵng. Công ty đang là chủ đầu tư dự án Khu công nghiệp và Khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây (Thừa Thiên Huế) với tổng diện tích 657,78 ha; Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng (Đà Nẵng) với tổng diện tích 132,6 ha; Khu công nghiệp Liên Chiểu (Đà Nẵng) với tổng diện tích 289,35 ha.

Đáng chú ý, bên cạnh bất động sản khu công nghiệp, SDN còn sở hữu bất động sản khu đô thị lớn tại Đà Nẵng. Công ty là chủ đầu khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (quy mô 46 ha) và khu đô thị xanh Dragon City Park (quy mô 78 ha) ở Phường Hoà Hiệp Nam, Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Tại khu đô thị xanh Bàu Tràm, công ty đang triển khai dự án nhà ở xã hội kết hợp thương mại và căn hộ chất lượng cao (tên thương mại là The Ori Garden). Dự án có diện tích hơn 4 ha, nằm trên lô đất ký hiệu B4-1 và B4-2, tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng. 

Dự án đã khởi công giai đoạn 1 vào tháng 4/2021. Cuối tháng 7 vừa qua, SDN đã được Sở Xây Dựng Đà Nẵng chấp thuận mở bán đợt 3 quy mô 575 căn hộ thuộc dự án chung cư nhà ở xã hội kết hợp thương mại này.

Liền kề dự án trên là khu đô thị xanh Dragon City Park rộng 78 ha, gồm nhiều hạng mục như: nhà phố, biệt thự và chung cư, diện tích cây xanh tạo cảnh quan và dịch vụ tiện ích, được phần thành hơn 2.400 lô đất.

Ngoài ra, SDN còn giới thiệu là chủ đầu tư dự án biệt thự nghỉ dưỡng The Song – Danang Beach Villas. Dự án quy mô 12 ha (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), được khởi công từ năm 2010 nhưng đến nay chưa hòa thành.

Năm 2019, một văn bản của UBND TP Đà Nẵng cho thấy đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trên, với các tiện ích gồm khu khách sạn – căn hộ, biệt thự, bingalow, tiện ích công cộng… Tổng vốn đầu tư dự kiến gần 5.000 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty Phát triển đô thị Du lịch Sóng Việt (nay đã đổi tên thành Công ty Phát triển đô thị du lịch Quảng An Đà Nẵng). Người đại diện pháp luật hiện nay là ông Lưu Văn Toàn, một doanh nhân có tiếng tại Bắc Ninh.

Kinh Bắc mua lại dự án khách sạn cao nhất Việt Nam

Kinh Bắc mua lại dự án khách sạn cao nhất Việt Nam

Doanh nghiệp -  5 năm
Gần 3 năm sau khi chuyển nhượng, khu đất vàng gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội bất ngờ về tay chủ cũ.
Kinh Bắc mua lại dự án khách sạn cao nhất Việt Nam

Kinh Bắc mua lại dự án khách sạn cao nhất Việt Nam

Doanh nghiệp -  5 năm
Gần 3 năm sau khi chuyển nhượng, khu đất vàng gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội bất ngờ về tay chủ cũ.
Đầu tư công tăng tốc, Xi măng SCG báo lãi đột biến

Đầu tư công tăng tốc, Xi măng SCG báo lãi đột biến

Doanh nghiệp -  17 giờ

Mảng kinh doanh xi măng của Tập đoàn SCG tại Việt Nam tăng trưởng khả quan nhờ làn sóng giải ngân đầu tư công cũng như chiến lược mở rộng dòng xi măng carbon thấp.

'Bặt tăm' trong cuộc đua thương mại điện tử, Sendo đang ở đâu?

'Bặt tăm' trong cuộc đua thương mại điện tử, Sendo đang ở đâu?

Doanh nghiệp -  17 giờ

Chấp nhận bỏ qua thị trường thương mại điện tử đang cạnh tranh khốc liệt, Sendo tìm tới thị trường ngách, nơi mà các mặt hàng nông sản địa phương là chủ lực.

Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện

Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện

Doanh nghiệp -  2 ngày

Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  3 ngày

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  3 ngày

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội

Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội

Bất động sản -  7 giờ

Nguồn tiền đầu tư bất động sản đang có xu hướng di chuyển sang các tỉnh lân cận sau cơn sốt giá chung cư Hà Nội.

Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt

Trao quyền cho các nữ doanh nhân Việt

Tiêu điểm -  7 giờ

Việt Nam có tới 20% các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhưng các nữ doanh nhân vẫn phải đối mặt với nỗi lo thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản trị.

Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh

Triển lãm Giảng Võ: Nơi quá khứ vang vọng và tương lai cất cánh

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Triển lãm Giảng Võ từng là biểu tượng của một thời kỳ kinh tế - văn hóa sôi động, nơi Hà Nội mở cánh cửa đầu tiên để giao thương với thế giới. Khi quá khứ vàng son khép lại, trên nền di sản cũ, người Hà Nội đang trông chờ một công trình xứng tầm với vị thế của Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới.

Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm

Chính phủ đề xuất tăng mức phạt hành chính, mở rộng quyền xử lý vi phạm

Tiêu điểm -  8 giờ

Dự luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính tăng mức phạt tại các thành phố lớn, mở rộng phạm vi áp dụng, bổ sung lĩnh vực mới và trao thêm thẩm quyền cho lực lượng cấp xã.

Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép

Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để lợi đơn, lợi kép

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí và an tâm kết nối tài chính xuyên biên giới.

Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đề xuất 5 nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  8 giờ

Chính phủ đề xuất 5 nhóm giải pháp gồm cải thiện môi trường kinh doanh, vốn, đất đai... nhằm tháo gỡ nút thắt, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh và bền vững.

Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng

Bàn cơ chế đặc thù mới cho Hải Phòng

Tiêu điểm -  10 giờ

Chính phủ vừa báo cáo Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng với nhiều nội dung đột phá về quản lý cũng như mức độ phân quyền.

Đọc nhiều