Bất động sản
Đầu tư nhà ở có thương hiệu tốt hơn căn hộ khách sạn?
Branded residence là mô hình đầu tư hiệu quả trong ở những thị trường nhà ở vẫn còn đang phát triển và chưa thực sự trưởng thành bởi có dư địa để trở thành sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.
Branded residence thường là sự hợp tác giữa một thương hiệu điều hành khách sạn và một đơn vị phát triển dự án, cho phép đơn vị phát triển dự án sử dụng thương hiệu khách sạn trong quá trình quảng bá và bán các sản phẩm nhà ở.
Bên mua là những cá nhân hoặc tổ chức tư nhân có thể tùy ý sử dụng sản phẩm này, hoặc cho thuê lại theo chương trình cho thuê của khách sạn, tuân theo các tiêu chuẩn về nội thất và đặc điểm kỹ thuật như yêu cầu của khách sạn.
Khu dân cư có thương hiệu có thể nằm trong cùng một khu dự án với khách sạn, là một phần hoặc chiếm cả tòa nhà khách sạn hoặc thậm chí tách biệt so với khách sạn.
Lợi thế của branded residence
Có nhiều lý do để lý giải cho sự phát triển chóng mặt của branded residence trong hai thập kỷ qua. Yếu tố thương hiệu sẽ tạo được độ tin cậy lớn hơn với khách hàng và đặc biệt thu hút với những khách mua phải di chuyển thường xuyên, có quỹ thời gian hạn hẹp và mong muốn tìm một sản phẩm có dịch vụ chất lượng cao mà không mất nhiều thời gian, công sức làm thủ tục sở hữu, và có tiềm năng đem lại lợi nhuận cho thuê khi chủ sở hữu không lưu trú tại đó.
Đối với các tập đoàn khách sạn, loại hình sản phẩm này giúp đa dạng hoá danh mục, cung cấp thêm nguồn thu và giúp thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với khách hàng. Về phía các chủ đầu tư, việc kết hợp với một thương hiệu điều hành có tên tuổi sẽ tăng uy tín sản phẩm và có thể giúp sản phẩm có được giá bán cao hơn.
Theo nghiên cứu từ Bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Savills, trung bình các dự án branded residence có giá cao hơn các dự án thông thường 31%. Tuy vậy, con số này dao động mạnh, tuỳ thuộc vào vị trí dự án.
Khi một sản phẩm khu dân cư có thương hiệu cao cấp, chất lượng của sản phẩm đó cũng sẽ được ghi nhận ở mức cao cấp tương đương với thương hiệu đó, xuất phát từ việc kết hợp thương hiệu và quy chuẩn về thiết kế.
Người mua có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm, số lượng nguồn cung hạn chế, thể hiện giá trị của thương hiệu. Danh tiếng của thương hiệu quản lý đã được nhiều người biết đến sẽ nâng tầm sản phẩm khu dân cư đồng thời thu hút nguồn cầu lớn hơn. Do đó người mua luôn sẵn sàng chi trả một khoản tiền lớn hơn cho branded residence so với một sản phẩm nhà ở không thương hiệu trên thị trường.
Nguồn cung toàn cầu
Trên thế giới hiện tại có hơn 400 dự án branded residence với tổng nguồn cung khoảng 55.000 sản phẩm nhà ở. Chiếm ưu thế trên thị trường này là các dự án có thương hiệu khách sạn, chiếm khoảng 85%.
Xét về mật độ phân bổ trên toàn cầu, Mỹ hiện tại dẫn đầu thị trường với 130 dự án, Châu Á - Thái Bình Dương sở hữu 120 dự án, trong đó Trung Quốc có tới 30 dự án. Châu Âu hiện có 51 dự án, chiếm 13% thị phần. New York, Miami, Dubai, và Bangkok là những thị trường đô thị lớn nhất, với ít nhất 15 dự án mỗi thành phố.
74% sản phẩm branded residence trên thế giới nằm ở các đô thị lớn, phần còn lại nằm trong các khu nghỉ dưỡng; hầu hết tất cả trong số này đều nằm tại những vị trí đắc địa.
Đánh giá về tiềm năng của mô hình branded residence tại các thị trường mới phát triển như Việt Nam, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương nói thêm: “Đối với các thị trường có sự cạnh tranh cao trong phân khúc nhà ở và người mua đang ngày một kỳ vọng vào các mô hình sản phẩm mới và khác biệt, thì branded residence đang mở ra nhiều cơ hội để các chủ đầu tư áp dụng vào dự án trong tương lai.
Loại hình này hấp dẫn bởi tính gia tăng giá trị thương hiệu và nâng cao trải nghiệm cho chủ sở hữu. Sự tham gia của các đơn vị quản lý uy tín sẽ đảm bảo chuẩn mực thiết kế, an ninh cũng như chất lượng các loại hình dịch vụ.
Với tính chất khác biệt của mình, branded residence đã rất phát triển tại các đô thị lớn tại Mỹ, Hong Kong, Bangkok. Đây cũng là mô hình được kỳ vọng sẽ xuất hiện tại các thị trường đang có tốc độ phát triển nhanh như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc phát triển thành công mô hình này cũng phụ thuộc vào sự hiểu biết thấu đáo về mô hình cũng như cách thức hợp tác giữa các bên tham gia phát triển sản phẩm này.”
Tường thuật Hội thảo 'Chiến lược gia tăng giá trị bất động sản'
EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp
Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.
Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.
Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh
Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.
Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều
Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.
Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.
Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD
Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.