Đầu tư thời Covid-19: Mạnh tay hay co cụm?

Phạm Sơn Thứ sáu, 22/05/2020 - 08:05

Các chuyên gia tài chính cho rằng, tuyệt đối không được để tất cả trứng trong cùng một giỏ, đầu tư đa dạng là nguyên tắc bất di bất dịch trong kinh doanh.

Trong khủng hoảng Covid-19, có nên mở rộng đầu tư hay không phụ thuộc nhiều vào nội lực của các doanh nghiệp

Đẩy mạnh hay co cụm đầu tư?

Đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp cũng dần thoát khỏi nỗ lo sợ trước nỗ lực kiểm soát dịch bệnh hiệu quả cũng như các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ để bình tâm chọn cho mình giải pháp, hướng đi phù hợp nhằm vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển trong giai đoạn bình thường mới (new normal).

Ông Nguyễn Xuân Đại, thành viên Câu lạc bộ Giám đốc tài chính Việt Nam (VCFO) cho biết, phương án được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để sống sót trong thời kỳ khủng hoảng là kiểm soát chi phí. Trong đó, đa số biện pháp kiểm soát, cắt giảm chi phí được thực hiện trên các khoản đầu tư vốn và rất ít doanh nghiệp cắt giảm chi phí số hóa. 

Điều này chủ yếu đến từ tâm lý chung cho rằng các giải pháp kỹ thuật số sẽ là liều thuốc chữa lành hữu hiệu giúp doanh nghiệp phát triển trở lại nhanh chóng sau khi khó khăn đã qua đi.

Bên cạnh phương án kiểm soát chi phí, một số giám đốc tài chính cũng cho biết, công ty của họ đang tính đến các kế hoạch thay đổi nguồn cung ứng, lựa chọn nguồn cung thay thế ở các quốc gia khác.

Với bài toán đầu tư vốn mùa dịch, ông Đại cho rằng, nếu doanh nghiệp có một sức khỏe tốt, tiềm lực dồi dào thì đây là thời cơ để mở rộng đầu tư. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đang tồn tại những vấn đề khó khăn, đây cũng là cơ hội để tái cơ cấu bộ máy hoạt động theo hướng hoàn thiện và hiệu quả hơn.

Đối với những doanh nghiệp lựa chọn co cụm đầu tư, ông Đại khẳng định tại buổi tọa đàm trực tuyến Đầu tư vốn thời Covid: đẩy mạnh hay co cụm? do VCFO tổ chức: “Đây không phải là việc gì xấu mà chỉ là sự bảo toàn về tài chính và nguồn lực nhằm tạo bước đà phát triển trong tương lai.”

Theo đó, doanh nghiệp đang gặp khó khăn cần tái cấu trúc toàn diện bộ máy vận hành, từ khâu sản xuất, kinh doanh cho tới cung ứng, nhân sự, nghiên cứu và phát triển… để tối ưu hóa chi phí hoạt động. 

Sau đó bắt đầu tiến hành xem xét những khoản mục đầu tư; tạm hoãn các dự án để đánh giá lại hiệu quả; thoái vốn hoặc bán lại những dự án hợp tác, đầu tư tiêu tốn ngân sách cao; bán những tài sản kém hiệu quả; đẩy mạnh thu hồi công nợ; đàm phán giãn thanh toán nợ; kiểm soát chi tiêu chặt chẽ và cân đối dòng tiền.

Đối với những doanh nghiệp có “sức khỏe” khả quan, ông Đại khuyên rằng đây là cơ hội vàng để đầu tư, song phải cẩn thận tính toán để tránh những rủi ro không đáng có.

Hiện nay, nhiều công ty trong các ngành nghề chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch đang rất khó khăn. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể cân nhắc tới những công ty này vì giá trị đầu tư rẻ, tuy nhiên vẫn cần xem xét khả năng phục hồi của họ sau đại dịch. Theo đó, những ngành như du lịch, hàng không, bất động sản dịch vụ… là ứng cử viên tiềm năng để cân nhắc.

Đại diện VCFO nhấn mạnh, tuyệt đối không được để tất cả trứng trong cùng một giỏ. Đầu tư đa dạng là nguyên tắc bất di bất dịch trong kinh doanh.

Cách tạo ra dòng tiền trong khủng hoảng dịch bệnh

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu kỹ những yếu tố pháp lý liên quan, cũng như khả năng huy động vốn vay. 

“Tuy lãi suất ngân hàng đã giảm theo quy định của chính phủ, nhưng đối với các khoản vay để đầu tư vào lĩnh vực rủi ro cao thì lãi suất cho vay vẫn có thể rất cao”, ông Đại lý giải.

Để có được gói vay với lãi suất ưu đãi nhất, bà Trúc Nguyễn, giám đốc tài chính một ngân hàng chia sẻ, các ngân hàng thường đưa ra mức lãi suất dựa trên mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn có được mức lãi suất tốt, doanh nghiệp cần phải chứng minh giá trị của mình, đề xuất mong muốn hoặc cam kết hợp tác dài hạn, có thể là giới thiệu thêm khách hàng cho ngân hàng thông qua mối quan hệ của mình trên thương trường.

Đánh giá sức khỏe doanh nghiệp để xác định hướng đầu tư

Ông Đại nhận định, trong bối cảnh hiện nay, việc đánh giá lại sức khỏe của doanh nghiệp là phương pháp tốt nhất giúp xác định hướng đi của các hoạt động đầu tư tiếp theo. Với nhiều năm kinh nghiệm quản lý tài chính, ông Đại chỉ ra sáu tiêu chí để doanh nghiệp có thể tự đánh giá sức khỏe của mình trong thời kỳ đại dịch.

Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải có một hội đồng quản lý khủng hoảng với thành viên là những quản lý cấp cao. Nhiệm vụ của hội đồng này bao gồm nghiên cứu tác động, dự đoán kịch bản và đưa ra chính sách cho doanh nghiệp trong tình thế khó khăn.

Thứ hai, cần tiến hành đánh giá lại nguồn nhân lực - tài sản quý nhất của doanh nghiệp. Bên cạnh việc cắt giảm nhân sự, một số công ty có thể lựa chọn tìm kiếm thêm nguồn nhân lực chất lượng cao bằng cách sàng lọc lực lượng lao động mất việc trên thị trường do ảnh hưởng của dịch.

Thứ ba, cần đánh giá lại sức khỏe của nhà cung ứng nhằm xác định tình hình của nhà cung ứng, động thái của nhà cung ứng trong bối cảnh hiện tại, khả năng của nhà cung ứng trong việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Thứ tư, đánh giá lại tài chính và thanh khoản. Ông Đại nhấn mạnh, đây là khâu quan trọng nhất để dẫn tới quyết định đầu tư trong tương lai. Cụ thể, các doanh nghiệp cần xem xét lại nghĩa vụ thanh toán nợ để giảm thiểu gánh nặng tài chính, xem xét nhu cầu vốn ngắn hạn thông qua đàm phán gia hạn thời hạn thanh toán hay cắt giảm chi phí thừa thãi, tính toán và cân nhắc những gói đầu tư dài hạn, xem xét lại các điều khoản nợ vay.

Tùy thuộc vào tình hình và triển vọng, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu hoặc tìm kiếm các gói vay nợ dài hạn để bổ sung nguồn vốn cần thiết. Bên cạnh đó, các vấn đề tồn đọng hoặc mới phát sinh liên quan đến tài chính cũng cần được đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Thứ năm, phân tích những thay đổi về thuế và thương mại. Trong thời kỳ khó khăn, các chính sách về thuế và thương mại của Việt Nam cũng như các quốc gia khác sẽ có sự thay đổi nhất định. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phân loại các thay đổi này xem chúng tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, từng thị trường như thế nào, từ đó đưa ra phương án tối ưu để tận dụng lợi thế và giảm thiểu khó khăn.

Cuối cùng, xem xét lại chiến lược và thương hiệu. Chiến lược đầu tư, kinh doanh có thể rất phù hợp với doanh nghiệp trong giai đoạn kinh tế bình thường, nhưng sẽ phát sinh nhiều nhược điểm trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay. 

Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đánh giá thường xuyên chiến lược để xem có còn phù hợp không, có phát huy hết nguồn lực của doanh nghiệp hay chưa. Tương tự, cần xem xét lại những thương hiệu đang đầu tư để đưa ra quyết định tiếp tục đầu tư hay dừng lại để bảo toàn chi phí.

Giải đáp những băn khoăn của doanh nghiệp về vấn đề đầu tư trong bối cảnh hiện nay, ông Dương Hải, Phó chủ tịch VCFO cho rằng, hiện tại, không hề có khu vực nào là đầu tư an toàn vì tình hình vẫn đang diễn biến hết sức bất ổn, bất định.

“Trong tình hình khó khăn, doanh nghiệp nên hạn chế vay vốn để tránh rủi ro, đồng thời liệu cơm gắp mắm, sức đến đâu thì đầu tư đến đó chứ không nên làm quá sức”, ông Hải nói.

Để đo lường hiệu quả những dự án đầu tư, ông Hải đưa ra nhiều thước đo cốt lõi như thời gian hoàn vốn, giá trị hiện tại thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ hay phân tích độ nhạy cảm. 

“Tiền là thứ duy nhất đút được vào túi. Người có tiền sẽ có thể đầu tư, có thể chớp lấy cơ hội vàng để mua những tài sản với mức giá rẻ về cho bản thân, và tiền cũng là thước đo chính xác nhất xem đầu tư hiệu quả hay kém hiệu quả”, Phó chủ tịch VCFO khẳng định. 

Kiểm soát tài chính mùa dịch bệnh

Kiểm soát tài chính mùa dịch bệnh

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, quản trị rủi ro trong doanh nghiệp nhất là việc kiểm soát tài chính đặc biệt quan trọng.
Kiểm soát tài chính mùa dịch bệnh

Kiểm soát tài chính mùa dịch bệnh

Diễn đàn quản trị -  4 năm
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, quản trị rủi ro trong doanh nghiệp nhất là việc kiểm soát tài chính đặc biệt quan trọng.
Bộ Tài chính cảnh báo rủi ro đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính cảnh báo rủi ro đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Tài chính -  4 năm

Bộ Tài chính khuyến nghị nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao mà chưa tìm hiểu kỹ về đặc điểm của trái phiếu và những rủi ro có thể xảy ra.

Phương án tài chính tổng thể ứng phó đại dịch Covid-19

Phương án tài chính tổng thể ứng phó đại dịch Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Bộ Tài chính giữ nguyên đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng/người và cho rằng sẽ có một triệu người không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Quản trị tài chính cá nhân mùa dịch Covid-19

Quản trị tài chính cá nhân mùa dịch Covid-19

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Quản lý tài chính cá nhân thế nào cho hiệu quả để đảm bảo chi tiêu trong mùa dịch Covid-19 khi túi tiền của bất kỳ cá nhân nào trong xã hội cũng đang bị ảnh hưởng trực tiếp? Liệu có nên đầu tư trong thời điểm này hay không và đâu là kênh đầu tư hiệu quả?

Kinh tế toàn cầu đang hướng đến năm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính

Kinh tế toàn cầu đang hướng đến năm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính

Tiêu điểm -  4 năm

Tăng trưởng GDP toàn cầu có thể sẽ chỉ đạt 2,8% trong năm 2020, theo nghiên cứu của Bank of America. Đây sẽ là năm tồi tệ nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính và cuộc đại suy thoái kết thúc vào năm 2009.

Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán

Thêm 521 biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán

Bất động sản -  6 giờ

521 căn biệt thự, nhà phố tại Aqua City được phép mua bán, nâng tổng số căn được ký hợp đồng trong hai đợt xác nhận gần đây lên 1.273 căn.

Ngoại giao kinh tế là động lực mới trong kỷ nguyên mới

Ngoại giao kinh tế là động lực mới trong kỷ nguyên mới

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngoại giao kinh tế là động lực mới, tạo đà bứt phá cho tăng trưởng, mở rộng hợp tác toàn diện trong kỷ nguyên phát triển mới.

Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận 'Mắc ca Sơn La'

Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận 'Mắc ca Sơn La'

Diễn đàn quản trị -  7 giờ

Xây dựng nhãn hiệu mắc ca Sơn La mở ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, địa phương, xác lập cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm.

Menas lên kế hoạch mở 4 siêu thị Mena Gourmet Market

Menas lên kế hoạch mở 4 siêu thị Mena Gourmet Market

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Công ty Menas vừa chính thức khai trương Mena Gourmet Market, một siêu thị tích hợp cao cấp tại tầng B1 Menas Mall Saigon Airport, gần sân bay Tân Sơn Nhất.

Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao

Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao

Tài chính -  1 ngày

Hoạt động hiệu quả, quản lý chi phí chặt chẽ và chủ động kiểm soát rủi ro, TPBank tiếp đà tăng trưởng vững vàng với nhiều chỉ số kinh doanh ấn tượng và được các đơn vị xếp hạng cao.

Thương hiệu Nhật Bản vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh

Thương hiệu Nhật Bản vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 ngày

Thương hiệu spa đến từ Nhật Bản vừa ký kết hợp tác với KN Cam Ranh để vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh.

Hãy biến tổ chức của bạn thành tàu cao tốc

Hãy biến tổ chức của bạn thành tàu cao tốc

Leader talk -  1 ngày

Muốn biến tổ chức của bạn thành “cỗ máy tự hành”, bạn cần khơi dậy nguồn động lực tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Muốn làm như vậy, đầu tiên bạn phải thay đổi chính bản thân mình.