Đầu tư vào xây dựng là giải pháp hàng đầu cho phục hồi nền kinh tế sau đại dịch

Phạm Sơn Thứ bảy, 16/05/2020 - 09:14

Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có thể là lời giải cho bài toán hồi phục và phát triển nền kinh tế của các quốc gia sau khi bị tàn phá bởi đại dịch Covid-19, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng có thể tạo ra hiệu quả kinh tế lan tỏa theo “hiệu ứng nhỏ giọt”.

Nghiên cứu các cuộc khủng hoảng đã từng xảy ra trong quá khứ, có thể thấy rằng, dù khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn e ngại việc đầu tư khi chưa có một tương lai chắc chắn cho nền kinh tế, nhà nước vẫn có thể duy trì và tăng cường đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là những dự án bảo trì, tu sửa vì thường có quy trình phê duyệt đơn giản và nhanh chóng hơn.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể là một trong những hành động đầu tiên của chính phủ để khởi động quá trình phục hồi nền kinh tế bởi những dự án này sẽ trực tiếp kích cầu cũng như tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt là khi những nhà đầu tư tư nhân vẫn còn dè dặt và người tiêu dùng thì thắt chặt chi tiêu. Trong các lĩnh vực khác, chính phủ thường phải phụ thuộc vào khu vực tư nhân sẵn sàng chi tiền thuê thêm nhân công.

Là trọng tâm của công tác phục hồi kinh tế, lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng thể hiện ra nhiều lợi thế. Đầu tiên, lĩnh vực này thâm dụng số lượng lao động lớn, với ước tính chiếm khoảng 7,6% lực lượng lao động toàn cầu. Bên cạnh đó, những công nhân phổ thông ở các ngành nghề khác cũng có thể dễ dàng chuyển sang làm việc ở lĩnh vực xây dựng. Nhà nước cũng có thể điều hướng các dự án đầu tư, hướng mục tiêu vào những khu vực bị tổn thương nặng nề nhất bởi đại dịch.

Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng có thể tạo ra hiệu quả kinh tế lan tỏa theo “hiệu ứng nhỏ giọt”. Cụ thể, doanh nghiệp địa phương cũng nhận được nhiều lợi ích khi có cơ hội cung cấp nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú… cho các dự án lớn.

Trước khi đại dịch bùng phát, nhiều công nhân xây dựng đã ký hợp đồng ngắn hạn, thường là dựa trên từng dự án. Vì vậy, khi dịch bệnh gây ra những gián đoạn cho nền kinh tế, họ đã bị mất việc và mất thu nhập ngay lập tức. Ở nhiều nước đang phát triển, các hình thức trợ cấp hay bảo hiểm thất nghiệp cho nhóm này chưa được phổ biến, vì vậy cần phải tạo ra việc làm cho họ nhanh nhất có thể để tránh những tác động tiêu cực lâu dài.

Tương tự, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng cũng đang đứng trước nguy cơ phá sản nếu không sớm đi vào hoạt động trở lại.

Không chỉ giải quyết nhu cầu việc làm và nhu cầu sản xuất kinh doanh nói trên, đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng còn đặt nền móng cho công cuộc tái cơ cấu, hướng tới phát triển bền vững – mục tiêu mà các nhà hoạch định chính sách luôn đề cao trong thời gian gần đây. Các hạng mục đầu tư nhằm thúc đẩy bảo vệ môi trường hay tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cơ bản cho người nghèo, vùng sâu vùng xa chính là lựa chọn tối ưu để dáp ứng vấn đề này.

Vì những lý do trên, các chính phủ cần nhanh chóng ban hành chính sách cũng như đưa ra những chương trình phù hợp để tái khởi động lại ngành xây dựng.

Dưới đây là một số đề xuất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Đầu tiên, tập trung đầu tư vào các dự án tu sửa, bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng hiện có. Không chỉ có quy trình cấp phép tinh gọn hơn, các dự án này còn có một nhu cầu lớn về lao động và nguồn lực.

Thứ hai, tiến hành đầu tư ở những địa phương xảy ra tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng hoặc có thu nhập thấp.

Thứ ba, cân bằng giữa việc đầu tư các dự án lớn với các dự án nhỏ hơn ở địa phương chưa phát triển (chăm sóc sức khỏe, xử lý nước thải…) vì những dự án này thường có nhu cầu tận dụng lao động địa phương.

Thứ tư, hệ thống Tiêu chuẩn Lao động Quốc tế được ILO đưa ra đã được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Việc tuân thủ theo những tiêu chuẩn này vừa có thế đảm bảo quá trình phục hồi kinh tế diễn ra hiệu quả, vừa đảm bảo được những quyền lợi và nhu cầu của người lao động, đặc biệt là người lao động dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và lao động không chính thức.

Thứ năm, nên ưu tiên những dự án “cơ sở hạ tầng xanh” nhằm thực hiện mục tiêu “tái xây dựng một cách tốt hơn”. Các dự án này có thể có đa dạng quy mô, từ những dự án cấp hộ gia đình (ví dụ như xây dựng hệ thống năng lượng tái tạo) cho đến những dự án cấp quốc gia (như dự án thích ứng giao thông vận tải hay phục hồi hệ sinh thái).

Thứ sáu, các sáng kiến kích thích nền kinh tế phục hồi và phát triển cần hướng tới Mục tiêu và Chương trình nghị sự Phát triển bền vững 2030. Trước khi cơn khủng hoảng do đại dịch Covid-19 xuất hiện, ước tính khoảng 6,9 nghìn tỷ đô la sẽ được đầu tư vào cơ sở hạ tầng liên quan đến Chương trình nghị sự nói trên mỗi năm. Tuy nhiên, với động cơ phục hồi nền kinh tế, số tiền đầu tư sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều. Khi các quốc gia thiếu vốn đầu tư, những chính sách giảm nợ hay tái cơ cấu nợ có thể tạo ra sự hỗ trợ cần thiết.

5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Covid-19 đã khiến gần 5 triệu lao động ở Việt Nam phải dừng, giãn việc hoặc mất việc, do đó, khiến tỷ lệ người có việc làm quý I xuống mức thấp nhất 10 năm.

ILO đánh giá cao nội dung tự do hiệp hội trong Bộ luật Lao động sửa đổi

ILO đánh giá cao nội dung tự do hiệp hội trong Bộ luật Lao động sửa đổi

Phát triển bền vững -  4 năm

Theo đánh giá của Giám đốc tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Việt Nam, những sửa đổi trong Bộ luật mới được Quốc hội thông qua sẽ cải thiện đáng kể vấn đề việc làm và quan hệ lao động của Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho hội nhập quốc tế và thương mại công bằng

ILO nhận định CPTPP là cơ hội để Việt Nam hiện đại hóa pháp luật về lao động

ILO nhận định CPTPP là cơ hội để Việt Nam hiện đại hóa pháp luật về lao động

Phát triển bền vững -  5 năm

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết, CPTPP đặt ra những yêu cầu cụ thể về quyền lao động và điều kiện làm việc.

Giám đốc ILO Việt Nam: 'Lương tối thiểu nên dựa trên bằng chứng kinh tế'

Giám đốc ILO Việt Nam: "Lương tối thiểu nên dựa trên bằng chứng kinh tế"

Leader talk -  7 năm

Lương tối thiểu nên được xác lập dựa trên bằng chứng về tình hình kinh tế và thị trường lao động, để bảo đảm mức lương tối thiểu mới giúp phát triển doanh nghiệp bền vững trong khi vẫn bảo vệ lợi ích cho người lao động. Để làm được điều này, Việt Nam cần phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động tốt hơn.

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII kết thúc ngày hôm nay đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tốc độ 350km/h.

VinFast bứt phá doanh thu quý II

VinFast bứt phá doanh thu quý II

Doanh nghiệp -  10 giờ

VinFast Auto vừa công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán cho quý II năm 2024, với số lượng xe điện giao tăng mạnh nhờ chiến lược mở rộng và làn sóng chuyển đổi sang xe điện ở nhiều thị trường.

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

MSB giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi

Tài chính -  11 giờ

MSB thông báo giảm 1% lãi suất vay VNĐ và 0,5% lãi suất vay USD đối với khách hàng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cơn bão Yagi.

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Lầm tưởng của doanh nghiệp khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu

Diễn đàn quản trị -  15 giờ

Một trong những lầm tưởng phổ biến của doanh nghiệp F&B là tập trung vào các chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng trong bối cảnh họ hạn chế chi tiêu.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  19 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  20 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  20 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.