Thủ tướng đề nghị các nước G7 chung tay chống biến đổi khí hậu
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc gìn giữ đại dương xanh chỉ có được hòa bình, ổn định và hợp tác lan tỏa trên các vùng biển.
Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có TP. Cần Thơ, vùng kinh tế trọng điểm sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, đóng góp tới 50% lúa, 65% thủy sản, 70% trái cây, nhưng lại là một trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng.
Sự trù phú và phát triển của ĐBSCL và sông Mekong đang đứng trước những thách thức hết sức to lớn từ mối đe dọa của biến đổi khí hậu (BĐKH).
Cũng tại đây, năm 2016 đã chứng kiến hạn hán, xâm nhập mặn ở mức kỷ lục trong 100 năm qua, đe dọa nghiêm trọng sinh kế của hàng triệu người dân. Do vậy, nếu không tìm ra lời giải để ứng phó hiệu quả với thách thức đó, những thành quả phát triển của nhân loại chắc chắn sẽ bị kéo lùi.
Trong hai ngày 19 và 20/6, Hội nghị ASEM về ‘Cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững – định hướng tương lai’ đã được tổ chức tại TP. Cần Thơ.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Lê Công Thành cho biết, theo kịch bản BĐKH, đến năm 2100, nước biển có thể dâng lên 1m làm ngập nhiều khu vực ven biển Việt Nam và gây ngập vĩnh viễn diện tích ĐBSCL.
Tại Hội nghị, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định những thách thức về biến đổi khí hậu với tần suất, quy mô và phạm vi ảnh hưởng ngày càng gay gắt đang cản trở các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bao trùm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển và an ninh của từng quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Phó thủ tướng cho rằng ASEM cần xác định cách tiếp cận tổng thể, thống nhất trong nhận thức và hành động để gia tăng nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu gắn với phát triển bền vững.
Với thế mạnh về vốn, công nghệ cao, ít phát thải, các thành viên phát triển trong ASEM cần hỗ trợ các thành viên đang phát triển trong tiếp cận tài chính, chuyển giao công nghệ, đầu tư thông minh vào năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, tăng cường năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, phát thải thấp.
Phó thủ tướng cũng đề nghị các thành viên ASEM phối hợp thúc đẩy sáng kiến của Việt Nam về hình thành Cơ chế hợp tác toàn cầu về giảm chất thải nhựa ra đại dương được đưa ra và ủng hộ tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại Canada vừa qua.
Năm 2018 được nhiều tổ chức quốc tế xác định là năm then chốt hành động ứng phó BĐKH vì phát triển bền vững. Trong năm nay, nhiều thành viên ASEM như Pháp, Đức, Liên minh Châu Âu, Anh, Italia, Ba Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…. tiếp tục đi đầu đăng cai các hội nghị toàn cầu và khu vực quan trọng trong lĩnh vực này.
Theo Phó thủ tướng, cần thúc đẩy quan hệ đối tác nhiều bên về ứng phó BĐKH vì phát triển bền vững, thiết lập mạng lưới kết nối và chia sẻ thông tin giữa các nhà hoạch định chính sách, các nghị sỹ, viện nghiên cứu, giới học giả, doanh nghiệp, địa phương… trong lĩnh vực; thúc đẩy chia sẻ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các chương trình đối tác công - tư, chuyển giao và sử dụng công nghệ xanh, sạch.
Đó là cơ sở để xây dựng cộng đồng vững mạnh, tự cường, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, có khả năng thích ứng trước những bất thường của BĐKH, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội phát triển.
Bên cạnh đó, đề nghị các thành viên phát triển trong ASEM có các biện pháp hỗ trợ tài chính cụ thể cho các thành viên đang phát triển phải đối mặt với những thách thức gay gắt về BĐKH.
Tại phiên tổng kết, hội nghị đã thống nhất nhiều giải pháp tăng cường phối hợp hành động trong ASEM.
Trong đó nổi bật là thúc đẩy đóng góp của ASEM cho nỗ lực toàn cầu triển khai Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, xác định cách tiếp cận tổng thể, thống nhất trong nhận thức và hành động để gắn vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu với phát triển bền vững; tăng cường gắn kết các sáng kiến, dự án hợp tác chuyên ngành của ASEM; đẩy mạnh hợp tác về dự báo, đánh giá tác động, dự báo rủi ro, nâng cao năng lực, tăng cường quan hệ đối tác nhiều bên, thúc đẩy chia sẻ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các chương trình đối tác công – tư.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc gìn giữ đại dương xanh chỉ có được hòa bình, ổn định và hợp tác lan tỏa trên các vùng biển.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo UBCKNN, kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán và chưa thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra ý kiến theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán.