Tài chính
Đề xuất nới lỏng điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn
Lãnh đạo ngân hàng đề xuất được cân đối những rủi ro trong phạm vi cho phép, khi khách hàng đang gặp khó khăn, không thể đáp ứng đầy đủ 100% điều kiện vay thì ngân hàng có thể chấp nhận cho vay nếu nhìn thấy tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp.

Gần đây Chính phủ đưa ra chủ trương chuyển chính sách tiền tệ từ "chặt chẽ" (trước tháng 10/2022) sang "chắc chắn" (từ tháng 10/2022) và tiếp tục chuyển sang "linh hoạt, nới lỏng hơn" (từ tháng 6/2023). Chủ trương này nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn cần có trọng tâm, trọng điểm và có kiểm soát.
Từ khóa “nới lỏng” được nhắc đến nhiều hơn thời gian gần đây, khi tăng trưởng nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có tới 4 lần cắt giảm lãi suất điều hành, ban hành các Thông tư 02, Thông tư 03, Nghị định liên quan đến trái phiếu. Gần đây nhất là việc phân bổ hết hạn mức tín dụng năm 2023 cho các ngân hàng lên tới 14-15%… để gỡ khó cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, dư nợ cho vay toàn hệ thống sau 6 tháng đầu năm mới đạt 12,4 triệu tỷ đồng, chỉ tăng hơn 4,7% so với cuối năm 2022. Trong khi đó, cùng thời điểm này năm ngoái, tín dụng đã tăng 8-9% so với đầu năm, nhiều ngân hàng chạm trần hạn mức tăng trưởng.
Lý giải về điều này, tại Hội nghị Sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2023 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho rằng, có những vướng mắc bản thân ngành ngân hàng không thể tự giải quyết được.
Khi kinh tế khó khăn, sức khỏe doanh nghiệp giảm sút dẫn đến không đáp ứng được các yêu cầu cấp tín dụng. Trong khi toàn nền kinh tế có đến 70-80% doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu, mấy trăm nghìn công nhân thất nghiệp… Bài toán này cần đặt vấn đề ngược lại với các cơ quan nhà nước về chính sách.
Một hình thức “nới lỏng” được ông Vinh đề xuất là để các ngân hàng được cân đối những rủi ro trong phạm vi cho phép, khi khách hàng đang gặp khó khăn, không thể đáp ứng đầy đủ 100% điều kiện vay thì ngân hàng có thể chấp nhận nếu nhìn thấy tiềm năng trong tương lai.
Để giảm lãi suất, Thủ tướng, Thống đốc, Hiệp hội ban hành rất nhiều các văn bản kêu gọi, vận động, áp dụng các biện pháp hành chính cũng đã giảm được rất nhiều nhưng gốc rễ của lãi suất không nằm ở thủ tục hành chính mà nằm ở thị trường. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải giữ được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, một chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cùng các chính sách khác ổn định.
Bên cạnh đó, để kích cầu tín dụng ông Vinh cho rằng cần tập trung để kích thích tiêu dùng nội địa trong nửa cuối năm vì đây mới là yếu tố quan trọng nhất.
"Tôi mong rằng các chính sách thúc đẩy sẽ tạo ra những thay đổi dần trong quý 3 và quý 4. Đây là điều kiện quan trọng nhất trong điều hành vĩ mô cho phép chúng ta hướng đến sự tăng trưởng", ông Vinh nói.
Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng Việt Nam (MBKE) cho rằng, với những quyết sách gần đây như tăng hạn mức tín dụng từ 11% lên 14%, NHNN đang tiếp tục chuyển hướng chính sách sang hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Để đạt được mức tăng trưởng tín dụng như mục tiêu, MBKE cho rằng NHNN sẽ giao hạn mức tăng trưởng tín dụng nhiều hơn cho các ngân hàng trong diện: đã sử dụng hết hạn mức trong nửa đầu năm 2023, có cơ sở khách hàng vững chắc, và tuân thủ chỉ đạo của NHNN trong việc giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ phục hồi kinh tế.
“Lãi suất cho vay cần và có khả năng sẽ giảm thêm 1%-1,5% từ cuối quý 3 khi việc giảm mạnh lãi suất huy động có hiệu lực. Chúng tôi cũng kỳ vọng NHNN sẽ cắt giảm lãi suất chính sách thêm 25 điểm cơ bản trong 3 tháng tới để giúp lãi suất cho vay giảm hơn nữa”, nhóm phân tích nhận định.
Dựa trên tốc độ tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm 2023, xu hướng lãi suất cho vay, MBKE dự đoán kinh tế có thể phục hồi hình chữ U, và tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống có thể đạt cao nhất khoảng 12% cho năm 2023.
'Mở khóa' đặc quyền cùng thẻ tín dụng quốc tế SHB
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.