Hà Nội duyệt kế hoạch mở rộng đường Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân
Quy mô mặt cắt ngang tuyến đường rộng 20m, gồm lòng đường xe chạy rộng 11m, hè hai bên rộng 2x4,5m.
Nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2 nối cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở và mở rộng theo quy hoạch phần đi dưới thấp từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng được UBND TP. Hà Nội đề xuất thanh toán bằng quỹ đất hơn 500ha.
Cụ thể, Bộ Kế hoạch và đầu tư mới đây đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định phương án lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt để thực hiện dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2 nối cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở và mở rộng theo quy hoạch phần đi dưới thấp từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng).
Trong phần ý kiến, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết dự án thành phần trên cao đã được UBND TP. Hà Nội tổ chức lựa chọn nhà đầu tư là Tập đoàn Vingroup thông qua quy trình chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà đầu tư.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và đầu t, đến nay, trong bối cảnh gộp hai dự án thành phần, việc dánh giá bổ sung năng lực kinh nghiệm, tài chính của nhà đầu tư là phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch trong đấu thầu, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị UBND TP. Hà Nội bổ sung bước lập, thẩm định và phê duyệt các tiêu chí đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư trên cơ sơ quy mô, tính chất và điều kiện của dự án sau khi điều chỉnh.
Về quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư để hoán đổi thực hiện dự án này, văn bản của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, theo UBND TP. Hà Nội, các quỹ đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư có vị trí và giá trị cụ thể như sau:
Quỹ đất 96 ha trong quy hoạch chi tiết khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội tỷ lệ 1/500 tại các phường Việt Hưng, Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt giá trị đất cụ thể với tổng tiền sử dụng đất là hơn 9.067 tỷ đồng; trong đó tổng chi phí giải phóng mặt bằng của dự án được nhà đầu tư ứng trước là 1.717 tỷ. Như vậy số tiền sử dụng đất của dự án được xác định là hơn 7.350 tỷ đồng.
Quỹ đất 130 ha nằm trong quy hoạch phân khu đô thị S1, tỷ lệ 1/5.000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tân Hội, Liên Trung huyện Đan Phượng, Hà Nội đang được Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội tạm tính: Tổng tiền sử dụng đất là gần 1.972 tỷ đồng, trong đó tổng chi phí giải phóng mặt bằng của dự án đã được nhà đầu tư ứng trước là 1.300 tỷ. Như vậy, số tiền sử dụng đất của dự án được tạm tính là gần 672 tỷ đồng.
Theo đó, tổng giá trị hai quỹ đất nêu trên theo tính toán của UBND TP. Hà Nội là hơn 8.022 tỷ đồng. Hai quỹ đất này được UBND TP. Hà Nội cân đối, bố trí để thanh toán cho Tập đoàn Vingroup khi thực hiện dự án trên cao với tổng mức đầu tư là hơn 5.643 tỷ đồng.
Đến nay, sau khi gộp dự án trên cao và dự án dưới thấp, theo tính toán của UBND TP. Hà Nội, tổng mức đầu tư của công trình Dự án là hơn 8.375 nghìn tỷ. Như vậy, giá trị hai quỹ đất nêu trên đã cơ bản đủ để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện toàn bộ dự án, còn thiếu khoảng hơn 355 tỷ.
Đối với phần còn thiếu, UBND TP. Hà Nội dự kiến bổ sung quỹ đất 291 ha ngoài đê sông Đuống tại quận Long Biên và huyện Gia Lâm để thanh toán cho nhà đầu tư.
Ngoài quỹ đất đã có quyết định giao đất, các giá trị bao gồm giá trị công trình BT và giá trị quỹ đất còn lại đều là tạm tính. Trong quá trình thực hiện tiếp theo, đề nghị UBND TP. Hà Nội chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ giá trị quỹ đất đối ứng cho nhà đầu tư trên cơ sở ngang giá với giá trị BT đã lập phù hợp với giá thị trường, đảm bảo không thất thoát tài sản nhà nước.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng đây là dự án có tổng mức đầu tư lớn, sử dụng nhiều nguồn lực quốc gia là đất đai (dự kiến tổng cộng 517ha) để đối ứng cho nhà đầu tư.
Do vậy, để đảm bảo thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP. Hà Nội trong trường hợp cần thiết xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường khi tiến hành thanh quyết toán công trình, đảm bảo tính chính xác của việc sử dụng nguồn lực đất đai khi giao đất cho nhà đầu tư.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, do đây là dự án do nhà đầu tư đề xuất, nên Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị UBND TP. Hà Nội phối hợp với các bên có liên quan để xác định chính xác tổng mức đầu tư, đảm bảo công trình đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hiệu quả đầu tư. Trong trường hợp cần thiết đề nghị Bộ Xây dựng thẩm định lại suất đầu tư dự án.
Đồng thời, UBND TP. Hà Nội phải kiểm soát chặt chẽ tổng mức đầu tư dự án trong quá trình đầu tư, xây dựng. Trong quá trình quyết toán công trình, giá trị dự án BT được quyết toán không bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh, trượt giá.
Quy mô mặt cắt ngang tuyến đường rộng 20m, gồm lòng đường xe chạy rộng 11m, hè hai bên rộng 2x4,5m.
Sau 12 năm lên kế hoạch, TP. HCM vẫn chưa có một tuyến đường trên cao nào dù tình trạng kẹt xe ngày càng trầm trọng.
Với kế hoạch này, Vingroup dự kiến sẽ rót khoảng 100.000 tỷ đồng xây dựng tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, bên cạnh những tuyến đang xây dựng bằng vốn ngân sách.
UBND TP. Hà Nội vừa có Quyết định số 2577/QĐ-UBND về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 1 và đường Đê La Thành đoạn Hoàng Cầu - Láng Hạ, tỷ lệ 1/500, tại khu vực 2 quận Ba Đình, Đống Đa, Hà Nội.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.