Tiêu điểm
Doanh nghiệp cần tập trung hơn vào thị trường nội địa
Theo nhận định của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, nếu bỏ qua thị trường nội địa đầy tiềm năng, doanh nghiệp có khả năng lớn thua ngay trên sân nhà khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt trong quý II năm nay, đạt 6,79% so với cùng kỳ năm ngoái; đây là mức tăng trưởng cao nhất của quý II trong vòng một thập kỷ qua.
Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2/2018 của VEPR, chỉ số sản xuất công nghiệp sáu tháng đầu năm tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của cả nền kinh tế với mức chỉ số sản xuất tăng cáo 12,7%. Trong khi đó, ngành khai khoáng đã quay đầu suy giảm, tăng trưởng âm; điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách sản xuất bớt phụ thuộc vào tài nguyên của Việt Nam.
Lạm phát quý II tiếp tục gia tăng trong bối cảnh giá thực phẩm phục hồi mạnh mẽ cùng với sự gia tăng liên tục của giá nhiên liệu. Trong đó, lạm phát lõi ổn định sau khi tăng mạnh vào tháng 2/2018 cho thấy ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng.
Ông Thành nhận định, trong các năm trước, tăng trưởng kinh tế thường có xu hướng cao dần theo quý nhưng dự báo cho năm nay sẽ theo chiều hướng ngược lại. Mặc dù vậy, VEPR vẫn cho rằng mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5 - 6,7% của năm nay là khả thi.

Theo đó, VEPR đưa ra dự báo tăng trưởng và lạm phát cho quý III/2018 lần lượt là 6,65% và 4,65%; quý IV/2018 là 6,55% và 4,13%; tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,8%.
Trong bối cảnh giá thực phẩm và nhiên liệu không ngừng gia tăng, nhóm nghiên cứu của VEPR nhấn mạnh, để đạt được mức lạm phát bình quân năm 4%, mặc dù khó khả thi từ nay đến cuối năm, Việt Nam cần nỗ lực hết sức của các cấp và đặc biệt là chính sách tiền tệ chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.
TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, với độ mở kinh tế lớn ở mức trên 190% như hiện nay khiến Việt Nam chịu nhiều rủi ro nếu kinh tế toàn cầu bước vào thời kỳ suy giảm vì cuộc chiến tranh thương mại.
Do đó, để gia tăng nội lực cho nền kinh tế, một giải pháp khả thi được các chuyên gia VEPR đưa ra là các doanh nghiệp cần tập trung hơn vào thị trường nội địa khi sức mua của thị trường này càng lớn.
"Nếu bỏ qua thị trường nội địa đầy tiềm năng, khả năng doanh nghiệp nội mất thị phần là rất lớn khi hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội kinh toanh tại Việt Nam", đại diện VEPR nhận định.
Ngoài ra, trong bối cảnh ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn có xu hướng thắt chặt tiền tệ cùng với nguy cơ lạm phát gia tăng mạnh trong thời gian gần, ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ tăng lãi suất đồng VND để ổn định tỷ giá.
VEPR đánh giá, đây là một rủi ro quan trọng mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần lưu ý, vì lãi suất tăng sẽ thay đổi toàn bộ trạng thái các thị trường hiện nay.
Tổ chức này cũng khuyến nghị, việc dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục 63,5 tỷ USD cũng chỉ tương đương khoảng 13 tuần nhập khẩu, bằng với mức khuyến nghị của IMF về lượng dự trữ ngoại hối tối thiểu một quốc gia cần nắm giữ. Do đó, Việt Nam vẫn cần tiếp tục tích lũy thêm dự trữ ngoại hối để tự tin hơn trong quá trình hội nhập.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra gay gắt, việc Fed thắt chặt tiền tệ và sự phá giá của đồng CNY, ông Thành cho rằng giảm giá VND đối với USD ở mức vừa phải và thấp hơn mức giảm giá đồng CNY so với USD sẽ mang lại nguồn lợi nhất định từ thị trường Trung Quốc cho các nhà nhập khẩu nguyên liệu khi Việt Nam có đặc thù là một nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc để chế biến và xuất khẩu.
Trên cơ sở đó, VEPR nhận định, Việt Nam có thể đồng thời tận dụng hai thị trường lớn này để cải thiện tình trạng sản xuất và cán cân thương mại.
Tuy nhiên, cán cân ngân sách của Việt Nam thâm hụt trở lại vào quý 2/2018 cho thấy thặng dư trong quý 1 chỉ mang tính tạm thời và Việt Nam còn phải đối mặt nhiều thách thức trong ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo đó, nguồn thu của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào các loại thuế tiêu dùng. Bất kỳ đề xuất tăng các khoản thuế tiêu dùng nào (VAT, tiêu thụ đặc biệt…) cũng cần được xem xét thận trọng vì thuế tiêu dùng tuy hiệu quả về hành thu nhưng được xem là không có tác động tốt đến công bằng trong chi tiêu.
"Thay vào đó, Chính phủ nên nghĩ tới việc cải cách lại các loại thuế tài sản vì hiện nay tỷ trọng đóng góp của các loại thuế này vào ngân sách còn khiêm tốn. Tuy nhiên, trước khi tăng thuế, Chính phủ cần nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thu chi ngân sách để có thể thuyết phục người dân," VEPR khuyến nghị.
Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân
Mất đi các điền chủ lớn là nguyên nhân dẫn đến 'giải cứu nông sản'
Ông Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và chính trị thế giới cho rằng lĩnh vực nông nghiệp chưa được chú trọng phát triển các mô hình điền trang điền chủ lớn gắn với thị trường nên sản xuất nông sản vẫn mang tính nhỏ lẻ, thường xuyên phải "giải cứu".
Đừng đợi đến khi gặp khó khăn, các starup nên gọi vốn khi doanh nghiệp đang phát triển tốt
Muốn tạo được niềm tin của các nhà đầu tư vào dự án, đầu tiên các startup phải tin tưởng tuyệt đối vào sự thành công của sản phẩm và thể hiện được rằng mình sẵn sàng thay đổi để thích ứng với nhà đầu tư.
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thiếu khoảng 23 tỷ USD vốn mỗi năm
Có tới 70% số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ có nhu cầu tài chính không được đáp ứng, khoản tài chính này tương đương 12% GDP mỗi năm.
Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân
Thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai là 2 trong nhiều nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp tư nhân hoặc rơi vào cảnh không lớn được hoặc không muốn lớn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.