Leader talk

Mất đi các điền chủ lớn là nguyên nhân dẫn đến 'giải cứu nông sản'

Quỳnh Chi Thứ tư, 11/07/2018 - 17:55

Ông Bùi Ngọc Sơn, Viện Kinh tế và chính trị thế giới cho rằng lĩnh vực nông nghiệp chưa được chú trọng phát triển các mô hình điền trang điền chủ lớn gắn với thị trường nên sản xuất nông sản vẫn mang tính nhỏ lẻ, thường xuyên phải "giải cứu".

Ông Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và chính trị thế giới.

Theo ông Bùi Ngọc Sơn, việc không có các điền chủ lớn với các điền trang lớn là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng phải giải cứu nông sản khi lĩnh vực này ở Việt Nam còn sản xuất quy mô nhỏ lẻ, không có chiến lược cũng như tính thị trường chưa được phát huy. 

Do đó, ông Sơn cho rằng ngành nông nghiệp ở Việt Nam cần phải có nhiều được điền trang lớn, có các hoạt động nghiên cứu thị trường, giống mới, có quy hoạch thì mới có thể phát triển nông nghiệp lên tầm cao mới. Đặc biệt trong đó phải tính đến yếu tố sở hữu đất đai, bao gồm việc từng bước nghiên cứu và xem xét khả năng luật hóa sở hữu tư nhân về đất đai, để giúp thúc đẩy hình thành các điền trang lớn, các trang trại nông nghiệp quy mô lớn.

Trong đó, vấn đề mấu chốt được ông Sơn đưa ra là cần nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực tư nhân trong phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung chứ không chỉ đơn thuần là “góp phần”, “khuyến khích”, hay “hỗ trợ”. Và trong nông nghiệp, các điền chủ lớn đó chính là các doanh nhân, doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô lớn.

Nhìn nhận kinh nghiệm từ những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc, ông Bùi Ngọc Sơn cho biết trước đây, thương nhân Nhật Bản từng bị coi thường là tầng lớp thấp của xã hội bởi mục đích của nhóm này là lợi nhuận, nước Nhật lúc này không phát triển được. 

Nhưng rồi sau tiến trình giao thương với phương Tây, Nhật Bản cũng nhận ra triết lý Samurai của mình là đặt võ đạo lên tầng lớp cao nhất, tiếp theo là dân chúng và cuối cùng là tầng lớp thương nhân đã khiến mình bị tụt hậu hẳn so với thế giới.

Họ nhận ra rằng lực lượng thương nhân mới là lực lượng phát triển được đất nước và từ đó thay đổi tư tưởng, cách nhìn nhận về vấn đề “ tìm kiếm lợi nhuận” của thương nhân và bãi bỏ triết lý Samurai. 

"Đó là những cởi trói đầu tiên về mặt tư tưởng; thay đổi tư duy từ coi thường, khinh bỉ đến suy tôn thực sự là yếu tố quyết định cho sự nổi lên của hàng loạt công ty tư nhân lớn từ cuối thế kỷ XIX ở Nhật Bản, đặc biệt năm 1664 khi trở thành thành viên OECD", ông Sơn cho biết. 

Nói đến Hàn Quốc, chuyên gia Bùi Ngọc Sơn cũng nhấn mạnh việc coi trọng giới tư nhân của Chính phủ nước này. Theo đó, trong số các doanh nghiệp tư nhân, Chính phủ Hàn Quốc sẽ lựa chọn những doanh nghiệp sản xuất được sản phẩm có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế để có cách hỗ trợ phù hợp.

"Nhờ đó, sau 26 năm, nước này đã gia nhập OECD vào năm 1996, GDP/người 9.800 USD, và hàng loạt các hãng tư nhân lớn toàn cầu nắm: công nghệ ô tô, đóng tàu, điện tử, hóa chất, dệt may”, ông Sơn dẫn chứng.

Đối với Trung Quốc, ông Sơn cho biết các nhà tin tức và tình báo đều nhận định Nhà nước đứng sau hậu thuẫn các doanh nghiệp tư nhân để hỗ trợ đưa ra hàng loạt các công ty công nghệ Trung Quốc lớn như Huawei, Xiaomi, ZTE, China Mobile... những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu này phát triển trên nền tảng kinh nghiệm từ Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong khi đó, Việt Nam các doanh nghiệp lớn hầu như là bất động sản, doanh nghiệp công nghệ như FPT phải dựa vào đi buôn chứ cũng chưa có doanh nghiệp tầm cỡ có sản phẩm nào tầm cỡ”, ông Bùi Ngọc Sơn nhận xét.

Như vậy, mấu chốt của vấn đề hiện nay vẫn là sự xem nhẹ khu vực tư nhân trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó, ông Sơn cho rằng Việt Nam cần đặt ra chiến lược làm sao xây dựng doanh nghiệp tư nhân sản xuất được sản phẩm có tầm thế giới.

Bên cạnh đó, cần tách hai bộ phận chính trị và kinh tế trong vai trò quản lý của Nhà nước. Theo đó, Nhà nước cần quản lý kinh tế thông qua hệ thống pháp luật thay vì trực tiếp kiểm soát, điều hành từng doanh nghiệp.

Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Tiêu điểm -  6 năm
Thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai là 2 trong nhiều nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp tư nhân hoặc rơi vào cảnh không lớn được hoặc không muốn lớn.
Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Tiêu điểm -  6 năm
Thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai là 2 trong nhiều nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp tư nhân hoặc rơi vào cảnh không lớn được hoặc không muốn lớn.
Quy định nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng: Càng sửa càng đi lùi?

Quy định nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng: Càng sửa càng đi lùi?

Tiêu điểm -  6 năm

Những quy định trong dự thảo gần đây thay thế cho Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đang bị đánh giá là bước tụt lùi so với trước khi thay đổi.

Đừng đợi đến khi gặp khó khăn, các starup nên gọi vốn khi doanh nghiệp đang phát triển tốt

Đừng đợi đến khi gặp khó khăn, các starup nên gọi vốn khi doanh nghiệp đang phát triển tốt

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Muốn tạo được niềm tin của các nhà đầu tư vào dự án, đầu tiên các startup phải tin tưởng tuyệt đối vào sự thành công của sản phẩm và thể hiện được rằng mình sẵn sàng thay đổi để thích ứng với nhà đầu tư.

Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thiếu khoảng 23 tỷ USD vốn mỗi năm

Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thiếu khoảng 23 tỷ USD vốn mỗi năm

Tiêu điểm -  6 năm

Có tới 70% số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ có nhu cầu tài chính không được đáp ứng, khoản tài chính này tương đương 12% GDP mỗi năm.

Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân

Tiêu điểm -  6 năm

Thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai là 2 trong nhiều nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp tư nhân hoặc rơi vào cảnh không lớn được hoặc không muốn lớn.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  2 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  2 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  3 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  3 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  6 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  30 phút

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  34 phút

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Nhịp cầu kinh doanh -  37 phút

Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  6 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  7 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Ống kính -  7 giờ

Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  8 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.