Tiêu điểm
Hai 'căn bệnh trầm kha' của doanh nghiệp tư nhân
Thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai là 2 trong nhiều nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp tư nhân hoặc rơi vào cảnh không lớn được hoặc không muốn lớn.
Theo khảo sát của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), gần 70% doanh nghiệp vẫn đang kinh doanh không có lãi. Mặt khác, trong số các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động thì số lượng doanh nghiệp lớn chỉ chiếm chưa đầy 2%, doanh nghiệp vừa chiếm 2%, còn lại 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân đang có số lượng doanh nghiệp chiếm ưu thế so với các khu vực khác, song hiệu quả hoạt động của khu vực này còn chưa được cải thiện đáng kể, chất lượng hoạt động cũng còn hạn chế.
Tại Hội thảo thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW với chủ đề Tiếp tục hoàn thiện môi trường phát triển kinh tế tư nhân, ông Đỗ Đình Hiệu, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hoá cho rằng, khu vực tư nhân đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là việc thiếu vốn và khó tiếp cận đất đai.
Về vấn đề tiếp cận đất đai, Nhà nước quy định doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ được tiếp cận đất sau 77 ngày, tuy nhiên ông Hiệu cho rằng việc này là không khả thi bởi lẽ việc hoàn thiện hồ sơ của nhà đầu tư, công tác chấp thuận chủ trương đầu tư nhanh nhất cũng phải mất 6 tháng, lúc này, việc nắm bắt cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp là hết sức khó khăn.
Liên quan đến vấn đề vốn, theo ông Hiếu, đây là yếu tố quan trọng nhất cho mỗi doanh nghiệp đặc biệt là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tuy nhiên có một thực tế là trong khi các doanh nghiệp có nhu cầu vốn rất lớn và chưa tiếp cận được thì các ngân hàng với nguồn tài chính lớn vẫn thường xuyên tiếp cận các doanh nghiệp thông qua các hiệp hội.
Như vậy, rõ ràng là 2 đối tượng - một thừa, một thiếu - vẫn chưa thể gặp được nhau mà lý do ông Hiệu đưa ra là do nút thắt về mặt thể chế: Thể chế vẫn chưa gắn với tình hình thực tiễn của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ông Hiệu cũng cho biết nguồn vốn thành lập doanh nghiệp hiện vẫn do doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm điều này có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp khai khống tới 5 tỷ đồng, thậm chí là 10 tỷ đồng nhưng trên thực tế thì lại không có vốn.
Đặc biệt, số lượng sinh viên mới ra trường khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp khá lớn tuy nhiên việc có được nguồn vốn hàng chục tỷ đồng là điều bất khả thi.
Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng tới việc quản lý và đánh giá khi vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp cùng các yếu tố khác được tính vào dòng tiền hoạt động trên thị trường theo ông Hiệu là không phù hợp.
Lý giải thực trạng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nguyên nhân đến từ cả phía các cơ quan tín dụng và cả các doanh nghiệp tư nhân.
Cụ thể, một số tổ chức tín dụng còn chưa mặn mà đối với cho vay doanh nghiệp tư nhân, một phần là do quy mô và hiệu quả tín dụng không cao trong khi rủi ro và chi phí hoạt động cao;
Chưa có các sản phẩm - dịch vụ chuyên biệt cho từng nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa; thủ tục tín dụng còn rườm rà, phức tạp và các tổ chức tín dụng đang trong quá trình tái cơ cấu, thay đổi chiến lược hoạt động.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân có trình độ quản lý còn yếu kém, công nghệ lạc hậu; thông tin thiếu minh bạch, báo cáo tài chính ít được kiểm toán, khả năng đáp ứng đủ điều kiện hồ sơ vay vốn còn hạn chế.
Ngoài ra, ông Lực cho rằng nhiều doanh nghiệp thiếu chiến lược kinh doanh hoặc có phương án kinh doanh không khả thi; chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt hoặc làm việc với nhiều tổ chức tín dụng dẫn đến khó kiểm soát dòng tiền; thiếu tài sản đảm bảo và bề dài hoạt động; thiếu hiểu biết về các cơ chế chính sách; và chưa có thói quen mua bảo hiểm rủi ro.
Bên cạnh những khó khăn trong việc tiếp cận vốn và đất đai, một số bất cập khác cũng được chỉ ra. Theo đó, mặc dù đã có những tín hiệu tích cực nhưng việc triển khai Nghị quyết 10-NQ/TW còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ.
Nhiều quy định pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện nghiêm, môi trường đầu tư kinh doanh còn hạn chế, tiềm ẩn rủi ro và thiếu tính minh bạch. Các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp còn nhiều.
Do đó, để doanh nghiệp có thể chủ động lớn, các chuyên gia cho rằng cần tạo điều kiện thuận lợi và mạnh dạn hơn nữa để cắt giảm thủ tục đầu tư kinh doanh, giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường một cách nhanh nhất, chớp được cơ hội kinh doanh tốt nhất và thay đổi tư duy một cách mạnh mẽ nhất; đặc biệt là nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân.
Chuyên gia lo ngại đề xuất đưa khối kinh tế tư nhân vào cơ quan quản lý FDI
Chuyên gia lo ngại đề xuất đưa khối kinh tế tư nhân vào cơ quan quản lý FDI
Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho rằng Việt Nam cần thành lập một cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới có đầy đủ chức năng để chỉ đạo việc thực hiện chiến lược thu hút FDI thế hệ mới.
Vì đâu vốn cổ phần tư nhân liên tục đổ vào Việt Nam và Đông Nam Á?
Thị trường vốn Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung đang đón nhận dòng tiền sôi động từ các quỹ đầu tư tư nhân nhờ vào nhiều yếu tố thuận lợi.
Đại biểu Quốc hội lý giải bệnh 'chậm lớn' của doanh nghiệp tư nhân
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng, Với tình trạng sức khỏe cùng với sự quá tải, gánh nặng về chi phí, thủ tục rào cản do mô hình nhỏ lẻ, năng lực, trình độ quản trị thì căn bệnh kinh niên chậm lớn sẽ khó có thể chữa.
Vì sao gần 50% doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thua lỗ
Khu vực tư nhân hiện nay đang gặp phải một số rào cản phát triển, đặc biệt là các rào cản đến từ sản xuất và thực hiện nghĩa vụ thuế phí hải quan đối với Nhà nước.
Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.