Chỉ 30% doanh nghiệp thủy sản có thể ‘3 tại chỗ’
Hiện nay chỉ có 30% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện ‘3 tại chỗ’ và hoạt động với 30 – 50% số lượng lao động, theo VASEP.
Bên cạnh việc tiêm vaccine cho người lao động để đạt miễn dịch cộng đồng, doanh nghiệp cũng đang cần tiêm “vaccine tiền”.
Dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát ở TP.HCM, các doanh nghiệp thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 hơn 20 ngày và cũng từng đó thời gian thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, chưa bao giờ người sử dụng lao động, CEO doanh nghiệp lại phải đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay. Vừa phải phòng chống dịch, lo sản xuất, chăm đời sống công nhân, vận chuyển, chuỗi cung ứng…
Không chỉ lo những việc trước mắt, các doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị nguồn nhân lực, tài chính… để phục hồi sản xuất sau khi khống chế được Covid-19.
TS. Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM dẫn số liệu hiện thành phố có trên 2.800 doanh nghiệp giải thể, 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động.
Ông Ngân cho rằng, đi liền với vấn đề an sinh thì cũng cần cấp cứu doanh nghiệp và nên chia ra làm 3 loại: các doanh nghiệp đã giải thể, doanh nghiệp đang tạm dừng và đang hoạt động. Với mỗi loại doanh nghiệp thì có các giải pháp khác nhau cho phù hợp.
Đơn cử đối với các doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ” cần phải có chính sách cứu đến cùng. Bởi vì các doanh nghiệp này đã cộng khổ, thậm chí chịu lỗ để đồng hành cùng thành phố trong giai đoạn khó khăn nhất.
Hiện nay thành phố đang tiêm vaccine cho người dân và có một số doanh nghiệp đã tiêm cho người lao động. Tuy nhiên Bộ Y tế vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp tiêm vaccine thì được ứng xử như thế nào. Thực tế hiện nay cứ xuất hiện F0 trong nhà máy là phải dừng hoạt động thì gây tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp.
Vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất lúc này theo ông Ngân là khi người dân có đủ sức khỏe và đạt mức miễn dịch cộng đồng thì doanh nghiệp còn hoạt động không?
Do đó, song song với việc tiêm vaccine cho người dân thì cũng cần tiêm vaccine cho doanh nghiệp. Với việc tiêm vaccine cho người lao động thì thành phố đang triển khai, còn việc tiêm vaccine cho doanh nghiệp là “vaccine tiền” - các gói hỗ trợ, giãn, giảm, thuế phí, khoanh nợ… thì ngoài thành phố còn cần sự vào cuộc của ngân hàng trung ương.
Sản xuất hàng hóa cũng là một mặt trận trong công tác phòng chống dịch
Chia sẻ với những khó khăn các doanh nghiệp đang phải đối mặt, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, thành phố đang có cuộc chiến trên hai mặt trận là phòng chống dịch Covid-19 và duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất.
Song song với việc chống dịch bảo vệ sức khỏe người dân thì TP.HCM tìm giải pháp để doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp cần có phương án bảo vệ án toàn trước khi bước vào sản xuất theo hình thức “3 tại chỗ”. Tức là doanh nghiệp phải xây dựng, áp dụng được bộ tiêu chí an toàn đến từng phân xưởng, ca kíp, từng người lao động.
Vừa qua thành phố có gỡ vướng những vấn đề thuộc thẩm quyền để hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất, còn những việc vượt thẩm quyền đã đề xuất và được Trung ương hỗ trợ nhưng chưa thể bao quát hết được.
Vì vậy ông Hoan mong muốn các doanh nghiệp có hiến kế, đóng góp ý kiến về cơ chế chính sách và các vấn đề bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp như việc lưu thông hàng hóa, giao thông, cung ứng hàng hóa và chính sách về tài chính, thuế…
Theo ông Hoan, thành phố tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động. Cụ thể có 2 nhóm việc cần có sự tham gia của chủ doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp.
Thứ nhất là hỗ trợ người lao động ngừng việc, nghỉ việc trong thời hạn nhất định.
Thứ hai là lao động không được ký kết hợp đồng hoặc có nhưng chưa đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì doanh nghiệp cung cấp danh sách để chính quyền địa phương thực hiện.
Đối với chính sách tiêm vaccine, hiện thành phố đã kết thúc đợt 5 và chuyển qua tiêm đợt 6. Quan điểm của thành phố là tất cả người dân đều được tiêm. Vừa rồi Chính phủ ưu tiên vaccine cho thành phố nhiều hơn nên hiện nay đang đẩy nhanh việc tiêm chủng.
Các doanh nghiệp có 2 cách tiêm vaccine là tiêm tại doanh nghiệp, hình thức này chủ yếu áp dụng đối với các doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ, 1 cung đường 2 địa điểm”.
Hình thức còn lại là tiêm tại địa phương, y tế phường, xã. Cách thực hiện sẽ là người lao động ở địa bàn nào thì có danh sách ở địa phương đó và thực hiện hiện tiêm đến ngày 15/8. Thành phố sẽ làm việc với từng địa phương để hướng dẫn đến doanh nghiệp.
Hiện nay chỉ có 30% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện ‘3 tại chỗ’ và hoạt động với 30 – 50% số lượng lao động, theo VASEP.
Nếu Việt Nam không thể duy trì liên tục việc sản xuất trong dịch bệnh và làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, việc quay trở lại chuỗi giá trị của của các doanh nghiệp Việt sẽ cực kỳ khó khăn.
Bên cạnh chính sách tổng thể, lâu dài, các doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất “3 tại chỗ và 1 cung đường, 2 điểm đến” hoặc tạm dừng hoạt động đều đề xuất cơ quan quản lý có chính sách linh hoạt theo diễn biến của tiến trình tiêm vaccine, kiểm soát dịch bệnh để tạo điều kiện cho sản xuất, quay lại sản xuất.
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.
PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.
Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.