Muốn vượt bão Covid, phải duy trì liên tục chuỗi sản xuất của doanh nghiệp

Phương Linh Thứ ba, 03/08/2021 - 15:07

Nếu Việt Nam không thể duy trì liên tục việc sản xuất trong dịch bệnh và làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, việc quay trở lại chuỗi giá trị của của các doanh nghiệp Việt sẽ cực kỳ khó khăn.

Việc duy trì liên tục các chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo phát triển kinh tế đất nước trong dài hạn

Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất trong nước

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục khởi sắc trở lại nhờ chiến lược tiêm chủng vaccine Covid-19, thương mại hàng hóa toàn cầu được dự báo sẽ hồi phục nhanh. Nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như điện tử, điện thoại di động, dệt may, da – giày… sẽ tăng mạnh trở lại. Do đó, việc tận dụng cơ hội này của Việt Nam trong việc giành được các đơn hàng lớn để phục hồi sản xuất trong nước trong thời gian tới là hết sức quan trọng.

Nếu Việt Nam không thể tận dụng cơ hội từ sự phục hồi kinh tế của các thị trường lớn và đánh mất các đơn hàng cung ứng cho các quốc gia này, các nhà mua hàng và sản xuất lớn sẽ tìm kiếm sự bù đắp thiếu hụt chuỗi cung ứng từ quốc gia khác. Việc quay trở lại chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu của của các doanh nghiệp Việt sẽ cực kỳ khó khăn. 

Trong khi đó, các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm hơn 85% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, có tác động lan tỏa đến các ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, logistics... và đặc biệt là tạo việc làm cho hàng chục triệu lao động trực tiếp cũng như gián tiếp trong các ngành nghề liên quan. 

Việc đứt gãy các chuỗi giá trị và cung ứng trong các ngành sản xuất trong nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh xã hội cũng như kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.

'3 tại chỗ' để tránh đứt gãy sản xuất trong dịch bệnh

Theo đánh giá của Bộ Công thương, việc duy trì liên tục các chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là cực kỳ quan trọng trong ngắn hạn cũng như đảm bảo phát triển kinh tế đất nước trong dài hạn.

Tuy nhiên, để làm được điều này là không đơn giản bởi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu. 

Bên cạnh đó, trong sản xuất, chi phí cũng tăng cao do ảnh dưởng của đại dịch và việc phát sinh nhiều chi phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp.

Ngoài ra, chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng tăng rất cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Giá cước container và vận chuyển bằng tàu biển tăng gấp 3-4 lần, thậm chí gấp 7-8 lần so với thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát đang trở thành một trong những thách thức rất lớn với doanh nghiệp cả ở chiều xuất lẫn nhập khẩu.

Đặc biệt, khó khăn của doanh nghiệp còn đến từ quy định về các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế lưu thông, vận chuyển hàng hóa của các địa phương không thống nhất. Nhiều địa phương yêu cầu tài xế phải có Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72h hoặc yêu cầu tài xế phải thực hiện cách ly, đổi tài xế trong quá trình vận chuyển.

Theo ước tính của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, điều này đã phát sinh thêm rất nhiều chi phí và thời gian cho việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Thiệt hại cho các doanh nghiệp vận tải ước tính, ít nhất 100 tỷ đồng/ngày.

Dự báo trong thời gian tới, do ảnh hưởng của dịch bệnh và các quy định của nhiều địa phương về giãn cách xã hội, đơn hàng trong nước của nhiều ngành sản xuất như ô tô, cơ khí, thép… sẽ sụt giảm nghiêm trọng. 

Nếu không sớm có các giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước, sớm quay trở lại sản xuất ngay bây giờ, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng quốc tế sẽ dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác. Khi dịch được kiểm soát, doanh nghiệp khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh đã mất.

Cần giải pháp giúp duy trì sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

Trước nguy cơ gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp, Bộ Công thương đã đề xuất về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong dịch Covid-19.

Theo Bộ Công thương, nguyên nhân chủ yếu của việc gián đoạn quá trình lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong thời gian vừa qua chủ yếu do nhận thức của các địa phương về vai trò của lực lượng lao động trong các ngành vận tải, logistics chưa phù hợp, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của họ trong việc phục vụ lưu thông hàng hóa cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. 

Do chưa đánh giá đúng vai trò của đội ngũ lao động này, các địa phương chưa ưu tiên thực hiện các chính sách phòng dịch, đặc biệt là việc ưu tiên tiêm vaccine cho họ. Từ đó, dẫn đến các quy trình kiểm dịch rất phức tạp, tốn kém, gây lãng phí thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

Vì vậy, các cơ quan nhà nước cần bổ sung đối tượng cần tập trung ưu tiên tiến hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh là đội ngũ lao động, tài xế, phụ xe thực hiện vận tải liên tỉnh và các ngành logistics phục vụ lưu thông hàng hóa, chứ không chỉ là “hàng hóa thiết yếu” để hạn chế lưu thông hàng hóa như hiện nay. 

Trong trường hợp đội ngũ lao động trong các ngành vận tải – đặc biệt là vận tải liên tỉnh được ưu tiên tiêm vaccine tương tự như các lực lượng tuyến đầu chống dịch, việc kiểm soát dịch bệnh trong quá trình lưu thông hàng hóa sẽ được thuận lợi hóa hơn rất nhiều.

Thứ hai, Bộ Công thương cho rằng, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ công tác lưu thông, vận chuyển hàng hóa. Các địa phương cần tùy theo tình hình trên địa bàn để đơn giản hóa các quy định, thủ tục phòng dịch như đơn giản hóa yêu cầu về thời hạn và cách thức xét nghiệm, em xét gỡ bỏ quy định về định mức số lượng xe ô tô ra vào địa phương; cho phép sử dụng kết quả test nhanh, test gộp đối với lái xe và người lao động di chuyển liên tỉnh thay vì chỉ chấp nhận kết quả RT-PCR như nhiều địa phương đang áp dụng. 

Trong thời gian trước mắt, cần bổ sung một số ngành sản xuất, dịch vụ, mặt hàng vào danh mục “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” như các cơ sở chế biến thực phẩm từ các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản để tạo điều kiện ổn định lưu thông, sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Các giải pháp khác nhằm bảo đảm ổn định, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp được Bộ Công thương đưa ra như xem xét cho phép áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh, cho phép doanh nghiệp có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng (tuy nhiên vẫn đảm bảo không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm theo quy định của pháp luật về lao động) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng ca sản xuất, bảo đảm kịp tiến độ giao hàng – đặc biệt là đối với những đơn hàng xuất khẩu trong các ngành hàng như dệt may, da – giày, điện tử.

Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh đơn giản hóa các thủ tục hành chính, trong đó ưu tiên tiến hành giải quyết và trả kết quả hành chính online, đặc biệt là các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ cần có các giải pháp hỗ trợ về tài chính cho các ngành sản xuất. Các địa phương cần xem xét miễn, giảm hoặc gia hạn thời hạn tăng tiền thuê đất, thuê hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh. 

Bộ Tài chính cần xem xét tiếp tục có các chính sách ân hạn, giãn, hoãn nộp các khoản thuế, phí trong một thời hạn nhất định để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cũng như tiếp tục các chính sách ưu đãi về thuế, phí để kích cầu tiêu dùng trong một số ngành hàng (như chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tại Nghị định số 70/2020/NĐ-CP của Chính phủ trước đây).

Đối với các doanh nghiệp phía Nam – với đặc thù sử dụng nhiều lao động nhập cư từ các địa phương khác, các địa phương không nên yêu cầu áp dụng phương châm “3 tại chỗ”. Thay vào đó, nên có quy định để doanh nghiệp tự có trách nhiệm xác nhận cung đường và địa điểm cho người lao động và cam kết chịu trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra việc lây lan dịch bệnh. 

Đồng thời, địa phương cũng cần có quy định và hướng dẫn cụ thể về lộ trình dự kiến phục hồi sản xuất để các doanh nghiệp có kế hoạch về nhân sự, lao động và tài chính để hoạt động trở lại sau dịch.


Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp

Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm
Dịch bệnh bùng phát trở lại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn khu công nghiệp và doanh nghiệp chế biến chế tạo đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất.
Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp

Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm
Dịch bệnh bùng phát trở lại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn khu công nghiệp và doanh nghiệp chế biến chế tạo đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn, nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất.
Siêu thị 0 đồng giữa đại dịch ở Hà Nội

Siêu thị 0 đồng giữa đại dịch ở Hà Nội

Ống kính -  3 năm

Hơn 60 mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo, dầu ăn, thực phẩm khô, đồ tươi sống, gia vị, rau củ quả… được sắp xếp gọn gàng trên từng kệ để dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Ông lớn ngành tiêu dùng nhanh khó khăn trước đại dịch

Ông lớn ngành tiêu dùng nhanh khó khăn trước đại dịch

Doanh nghiệp -  3 năm

Trong đại dịch, danh mục sản phẩm đạt kết quả vượt trội là dầu ăn, thực phẩm ăn liền, gia vị, gia vị, đường và chăm sóc cá nhân, trong khi một số danh mục yếu hơn là sữa và bia. Điều này tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn trong ngành như Vinamilk hay Sabeco.

Duy trì văn hoá doanh nghiệp trong đại dịch

Duy trì văn hoá doanh nghiệp trong đại dịch

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Quan sát của CEO Blue C Lê Quang Vũ cho thấy, đại dịch có thể làm suy yếu văn hoá của tổ chức, kể cả những tổ chức rất mạnh.

Bất động sản Tây Hà Nội vẫn nóng giữa đại dịch

Bất động sản Tây Hà Nội vẫn nóng giữa đại dịch

Bất động sản -  3 năm

Khu vực này tiếp tục dẫn đầu trong cả ba phân khúc biệt thự/nhà liền kề, căn hộ dịch vụ và cho thuê thương mại.

Tin Vay: 'tân binh' quyết chiến của hệ sinh thái dịch vụ vay tại Việt Nam

Tin Vay: 'tân binh' quyết chiến của hệ sinh thái dịch vụ vay tại Việt Nam

Tài chính -  21 phút

Là sản phẩm ra đời với sứ mệnh “số hóa tài chính” của Công ty tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit), Tin Vay đã rất nhanh chóng “phủ sóng” trên các ứng dụng fintech hàng đầu như MoMo, Viettel Money, tiện ích Tài chính Fiza trong Zalo.

Sacombank chi 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Sacombank chi 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Từ ngày 9 - 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập ngân hàng (21/12/1991 – 21/12/2024).

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  15 giờ

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  17 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  19 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  19 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.