Doanh nghiệp đang cần cả vaccine Covid-19 và 'vaccine tiền'

Hứa Phương Thứ tư, 04/08/2021 - 14:27

Bên cạnh việc tiêm vaccine cho người lao động để đạt miễn dịch cộng đồng, doanh nghiệp cũng đang cần tiêm “vaccine tiền”.

Dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát ở TP.HCM, các doanh nghiệp thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 hơn 20 ngày và cũng từng đó thời gian thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp đang cần tiêm hai loại vaccine
Ngoài vaccine cho công nhân thì doanh nghiệp đang cần được tiêm thêm "vaccine tiền"

Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM, chưa bao giờ người sử dụng lao động, CEO doanh nghiệp lại phải đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay. Vừa phải phòng chống dịch, lo sản xuất, chăm đời sống công nhân, vận chuyển, chuỗi cung ứng…

Không chỉ lo những việc trước mắt, các doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị nguồn nhân lực, tài chính… để phục hồi sản xuất sau khi khống chế được Covid-19.

TS. Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM dẫn số liệu hiện thành phố có trên 2.800 doanh nghiệp giải thể, 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Ông Ngân cho rằng, đi liền với vấn đề an sinh thì cũng cần cấp cứu doanh nghiệp và nên chia ra làm 3 loại: các doanh nghiệp đã giải thể, doanh nghiệp đang tạm dừng và đang hoạt động. Với mỗi loại doanh nghiệp thì có các giải pháp khác nhau cho phù hợp.

Đơn cử đối với các doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ” cần phải có chính sách cứu đến cùng. Bởi vì các doanh nghiệp này đã cộng khổ, thậm chí chịu lỗ để đồng hành cùng thành phố trong giai đoạn khó khăn nhất.

Hiện nay thành phố đang tiêm vaccine cho người dân và có một số doanh nghiệp đã tiêm cho người lao động. Tuy nhiên Bộ Y tế vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp tiêm vaccine thì được ứng xử như thế nào. Thực tế hiện nay cứ xuất hiện F0 trong nhà máy là phải dừng hoạt động thì gây tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp.

Vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất lúc này theo ông Ngân là khi người dân có đủ sức khỏe và đạt mức miễn dịch cộng đồng thì doanh nghiệp còn hoạt động không?

Do đó, song song với việc tiêm vaccine cho người dân thì cũng cần tiêm vaccine cho doanh nghiệp. Với việc tiêm vaccine cho người lao động thì thành phố đang triển khai, còn việc tiêm vaccine cho doanh nghiệp là “vaccine tiền” - các gói hỗ trợ, giãn, giảm, thuế phí, khoanh nợ… thì ngoài thành phố còn cần sự vào cuộc của ngân hàng trung ương.

Sản xuất hàng hóa cũng là một mặt trận trong công tác phòng chống dịch

Chia sẻ với những khó khăn các doanh nghiệp đang phải đối mặt, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, thành phố đang có cuộc chiến trên hai mặt trận là phòng chống dịch Covid-19 và duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất.

Bộ giải pháp linh hoạt để cứu doanh nghiệp

Song song với việc chống dịch bảo vệ sức khỏe người dân thì TP.HCM tìm giải pháp để doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh.

Mỗi doanh nghiệp cần có phương án bảo vệ án toàn trước khi bước vào sản xuất theo hình thức “3 tại chỗ”. Tức là doanh nghiệp phải xây dựng, áp dụng được bộ tiêu chí an toàn đến từng phân xưởng, ca kíp, từng người lao động.

Vừa qua thành phố có gỡ vướng những vấn đề thuộc thẩm quyền để hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất, còn những việc vượt thẩm quyền đã đề xuất và được Trung ương hỗ trợ nhưng chưa thể bao quát hết được.

Vì vậy ông Hoan mong muốn các doanh nghiệp có hiến kế, đóng góp ý kiến về cơ chế chính sách và các vấn đề bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp như việc lưu thông hàng hóa, giao thông, cung ứng hàng hóa và chính sách về tài chính, thuế…

Theo ông Hoan, thành phố tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động. Cụ thể có 2 nhóm việc cần có sự tham gia của chủ doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp.

Thứ nhất là hỗ trợ người lao động ngừng việc, nghỉ việc trong thời hạn nhất định.

Thứ hai là lao động không được ký kết hợp đồng hoặc có nhưng chưa đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì doanh nghiệp cung cấp danh sách để chính quyền địa phương thực hiện.

Đối với chính sách tiêm vaccine, hiện thành phố đã kết thúc đợt 5 và chuyển qua tiêm đợt 6. Quan điểm của thành phố là tất cả người dân đều được tiêm. Vừa rồi Chính phủ ưu tiên vaccine cho thành phố nhiều hơn nên hiện nay đang đẩy nhanh việc tiêm chủng.

Các doanh nghiệp có 2 cách tiêm vaccine là tiêm tại doanh nghiệp, hình thức này chủ yếu áp dụng đối với các doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ, 1 cung đường 2 địa điểm”.

Hình thức còn lại là tiêm tại địa phương, y tế phường, xã. Cách thực hiện sẽ là người lao động ở địa bàn nào thì có danh sách ở địa phương đó và thực hiện hiện tiêm đến ngày 15/8. Thành phố sẽ làm việc với từng địa phương để hướng dẫn đến doanh nghiệp.

Chỉ 30% doanh nghiệp thủy sản có thể ‘3 tại chỗ’

Chỉ 30% doanh nghiệp thủy sản có thể ‘3 tại chỗ’

Tiêu điểm -  3 năm

Hiện nay chỉ có 30% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện ‘3 tại chỗ’ và hoạt động với 30 – 50% số lượng lao động, theo VASEP.

Muốn vượt bão Covid, phải duy trì liên tục chuỗi sản xuất của doanh nghiệp

Muốn vượt bão Covid, phải duy trì liên tục chuỗi sản xuất của doanh nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm

Nếu Việt Nam không thể duy trì liên tục việc sản xuất trong dịch bệnh và làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, việc quay trở lại chuỗi giá trị của của các doanh nghiệp Việt sẽ cực kỳ khó khăn.

Bộ giải pháp linh hoạt để cứu doanh nghiệp

Bộ giải pháp linh hoạt để cứu doanh nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm

Bên cạnh chính sách tổng thể, lâu dài, các doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất “3 tại chỗ và 1 cung đường, 2 điểm đến” hoặc tạm dừng hoạt động đều đề xuất cơ quan quản lý có chính sách linh hoạt theo diễn biến của tiến trình tiêm vaccine, kiểm soát dịch bệnh để tạo điều kiện cho sản xuất, quay lại sản xuất.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  3 giờ

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  4 giờ

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  5 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  5 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Đọc nhiều