Phát triển bền vững

Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng Việt Nam tăng trưởng xanh

Phạm Sơn Thứ bảy, 22/04/2023 - 21:03

Cam kết đầy tham vọng tại COP26 cùng những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy kinh tế xanh, phát triển bền vững là một yếu tố quan trọng thu hút doanh nghiệp quốc tế đầu tư và đồng hành cùng sự phát triển của Việt Nam.

Cuối năm 2021, Tập đoàn Lego đã quyết định lựa chọn Việt Nam để khởi công nhà máy lớn thứ 2 tại châu Á và là nhà máy không phát thải đầu tiên của Lego trên toàn thế giới. Bên cạnh lực lượng lao động, nỗ lực xúc tiến đầu tư, kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ được lãnh đạo Lego lý giải cho quyết định này.

Trao đổi với Thủ tướng Chính phủ, ông Preben Elnef, Phó chủ tich kiêm Tổng giám đốc Lego Manufacturing Việt Nam, cho biết, Tập đoàn Lego đang thực hiện quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo, sạch hơn và ít gây hại cho môi trường. Nhà máy Lego tại Việt Nam chính là điểm khởi đầu cho quá trình theo đuổi phát triển bền vững của tập đoàn đồ chơi tỷ USD này.

Năng lượng sạch cũng là mối quan tâm của VFT Industry UG, tập đoàn đến từ Đức, đang có kế hoạch triển khai dự án trị giá 1,5 tỷ USD sản xuất thép không gỉ xanh tại Việt Nam. Đây sẽ là nhà máy sản xuất thép không gỉ trung hỏa carbon đầu tiên trên thế giới, dự kiến tạo ra sản lượng 600 nghìn tấn thép không gỉ xanh mỗi năm, phục vụ cho thị trường nội địa cũng như xuất sang châu Âu.

Bà Antonia Zahn-Weber, Giám đốc điều hành VFT Industry UG, cho biết, sản xuất thép là ngành công nghiệp tạo ra rất nhiều khí thải carbon. Tuy nhiên, với công nghệ tiên tiến, VFT Industry UG có thể tạo ra sản phẩm thép không gỉ chất lượng cao với lượng phát thải thấp. Tập đoàn đến từ Đức kỳ vọng sẽ tạo ra một “ngọn hải đăng” soi sáng cho tương lai bền vững của ngành công nghiệp thường được coi là gây hại cho môi trường này.

Nhà máy sẽ hoạt động dựa trên nguồn điện được sản xuất theo công nghệ Đức, gần đạt mức trung hòa carbon và tạo ra khoảng 800 nghìn tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn vàng mỗi năm.

Trong khi đó, tập đoàn năng lượng AES, với 12 năm đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, cũng bày tỏ sự sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng.

Ông Joseph Frank Uddo III, Chủ tịch Tập đoàn AES, đề cập đến giải pháp hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS), được coi là là “hệ số nhân” giúp thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo. Hiện tại, liên doanh giữa AES và Siemens là công ty Fluence đang sản xuất dòng pin khối lưu trữ tại Việt Nam, hứa hẹn sẽ là động lực quan trọng hướng đến trung hòa carbon không chỉ cho Việt Nam mà là cả toàn thế giới.

Không chỉ doanh nghiệp châu Âu mà cả doanh nghiệp đến từ châu Á cũng rất quan tâm đến tiến trình tăng trưởng xanh, điển hình như Tập đoàn Sojitz, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư đa lĩnh vực tại Việt Nam, bao gồm lâm nghiệp, sản xuất phân bón, phát điện, khu công nghiệp và bán lẻ.

Đặt văn phòng đầu tiên tại Việt Nam kể từ năm 1986, tính đến nay đã có gần 40 năm thiết lập quan hệ đối tác với Việt Nam, ông Masayoshi Fujimoto, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn Sojitz, cho biết, Sojitz cam kết đồng hành với tiến trình hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, thông qua dự án Nhà máy điện chu trình hỗn hợp nhiên liệu Sơn Mỹ 1-LNG và dự án kinh doanh phân phối khí LNG, từ đó giúp giảm sự phụ thuộc vào than đá của nền kinh tế.

Mặt khác, Sojitz còn tham gia sản xuất điện mặt trời áp mái, hỗ trợ Việt Nam xây dựng những khu công nghiệp thông minh, những nhà máy ít phát thải và thân thiện với môi trường.

Biến thách thức thành cơ hội

Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng Việt Nam tăng trưởng xanh
Ông Hans Kerstens, Trưởng quản lý các khu công nghiệp Deep C, tại hội nghị Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: VGP

Cam kết của Việt Nam tại COP26 được đánh giá là đầy tham vọng, đặc biệt đối với một nền kinh tế đang phát triển, có nhu cầu năng lượng được dự báo là sẽ tăng cao và chưa ổn định. Trong bối cảnh đó, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp FDI với tiềm lực lớn, sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến, sẽ là trợ lực đáng quý cho Việt Nam.

Thừa nhận những thách thức Việt Nam sẽ gặp phải trên con đường chuyển dịch năng lượng, hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050, ông Hans Kerstens, Trưởng quản lý các khu công nghiệp Deep C, đưa ra một số khuyến nghị.

Đầu tiên, huy động nhiều nguồn lực, đặc biệt là khu vực tư nhân vào lĩnh vực trung hòa carbon. Điều này đỏi hỏi phải có khung pháp lý đầy đủ, minh bạch, có các chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho các khu công nghiệp triển khai thuận lợi sáng kiến sử dụng năng lượng tái tạo thay cho năng lượng truyền thống.

Ông Kerstens nêu lên thực trạng, hiện nay nhiều địa phương vẫn chưa cho phép khu công nghiệp thành lập công ty phân phối năng lượng riêng. Đây là vướng mắc lớn cần sớm được tháo gỡ.

Về phía Deep C, bên cạnh việc triển khai các dự án điện gió, điện mặt trời áp mái, Deep C cũng tích cực trao đổi với nhiều bên liên quan để triển khai những dự án năng lượng như điện gió ngoài khơi, lưu trữ điện, năng lượng sinh khối, khí LNG, sản xuất điện mặt trời trên các bãi chôn lấp kín…

Deep C kỳ vọng sẽ nhận được hỗ trợ từ phía Trung ương và địa phương cho những nỗ lực tìm kiếm giải pháp mới này, bắt đầu từ việc phê duyệt khảo sát, nghiên cứu, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án năng lượng mặt trời tại bãi chôn lấp Đình Vũ hiện tại để bổ sung điện cho hoạt động sản xuất và vận hành trong các khu công nghiệp.

Thứ hai, hài hòa các mục tiêu chuyển dịch năng lượng với các mục tiêu phát triển bền vững khác. Ông Kerstens nhấn mạnh mô hình phát triển khu công nghiệp sinh thái cần được quan tâm nhiều hơn, hỗ trợ đầy đủ hơn và tháo gỡ những vướng mắc đang phát sinh.

Trao đổi với Chính phủ, lãnh đạo Deep C cho biết, phát triển bền vững không chỉ là câu chuyện về bảo vệ môi trường, trung hòa carbon mà còn phải đảm bảo sự thịnh vượng cho con người và hành tinh. Trên tinh thần đó, Deep C sẽ quyết tâm triển khai các mục tiêu phát triển bền vững, kêu gọi sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp đặt nhà máy tại khu công nghiệp Deep C.

“Chỉ có đi cùng nhau, chúng ta mới có cơ hội đạt được mục tiêu phát triển bền vững”, ông Kerstens khẳng định.

FDI nội khối châu Á với Việt Nam

FDI nội khối châu Á với Việt Nam

Leader talk -  2 năm

Theo chuyên gia HSBC, các doanh nghiệp đa quốc gia tại châu Á sẽ giúp củng cố dòng FDI vào Việt Nam, từ đó đẩy nhanh hành trình nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi.

Doanh nghiệp FDI quan tâm đến kinh tế xanh

Doanh nghiệp FDI quan tâm đến kinh tế xanh

Tiêu điểm -  2 năm

Nghiên cứu của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho thấy, hơn 50% doanh nghiệp FDI có định hướng về kinh tế xanh.

Thu hút FDI thế nào khi không còn được ưu đãi thuế

Thu hút FDI thế nào khi không còn được ưu đãi thuế

Tiêu điểm -  2 năm

Nếu Việt Nam không có hành động kịp thời, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ không chỉ gây ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI mà còn làm mất đi quyền đánh thuế, thiệt hại về lợi ích.

Cơ hội thu hút FDI xanh

Cơ hội thu hút FDI xanh

Tiêu điểm -  2 năm

Nhà đầu tư quốc tế đang bày tỏ sự quan tâm về chính sách, khung pháp lý cũng như môi trường cho các hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững tại Việt Nam.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  3 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  4 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  4 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  6 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Kinh tế học hài hước

Kinh tế học hài hước

Tủ sách quản trị -  12 giờ

Kinh tế học hài hước mở ra tư duy phân tích dữ liệu phi truyền thống, thiết kế động lực và chiến lược linh hoạt cho nhà quản trị doanh nghiệp.

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

PVFCCo bắt tay chiến lược PVOil

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

PVFCCo – Phú Mỹ và PVOil sẽ hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực nhằm tối ưu hiệu quả khai thác hệ sinh thái hạ tầng và năng lực của hai bên.

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

MobiFone có tân chủ tịch là Giám đốc Công an Bến Tre

Hồ sơ quản trị -  12 giờ

Tân chủ tịch MobiFone tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Cơ hội nhận tài trợ 1 triệu USD cho các startup AI

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Giờ đây, các startup AI sẽ có cơ hội được hướng dẫn kỹ thuật, cố vấn chuyên môn, hỗ trợ tiếp cận thị trường khi tham gia AWS Generative AI Accelerator 2025.

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?

Doanh nghiệp -  17 giờ

Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Doanh nghiệp -  20 giờ

Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  1 ngày

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.