Doanh nghiệp gặp khó khi muốn đầu tư tại Quảng Trị

Nguyễn Cảnh Chủ nhật, 11/12/2022 - 09:26

Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Quảng Trị đang đối mặt với hàng loạt khó khăn liên quan tới quy hoạch, tiếp cận tín dụng, các chính sách về thuế cũng như bất cập về quản lý, phát triển đất đai.

Việc chưa có cơ chế chuyển tiếp, công nhận COD là một gánh nặng lớn cho các nhà đầu tư điện gió tại Quảng Trị (ảnh minh họa)

Khó khăn đầu tiên là quy hoạch, hiện nay, nhiều quy hoạch ngành, lĩnh vực bị chồng lấn như: quy hoạch phát triển các khu du lịch, khu kinh tế Đông Nam, quy hoạch vùng dự trữ khoáng sản... nên một số địa phương thiếu quỹ đất sạch để quy hoạch các vùng sản xuất tập trung thu hút doanh nghiệp đến đầu tư.

Một số lĩnh vực chưa có quy hoạch (như vùng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; vùng nuôi tôm; vùng sản xuất cây trồng, con nuôi chủ lực;...) dẫn tới khó khăn cho các doanh nghiệp trong lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp, không vướng các quy hoạch.

Theo Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh, vị trí đề xuất thực hiện của nhiều dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, của tỉnh; nhiều diện tích đất có rừng. Do đó, phải thực hiện các quy trình thủ tục như điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng, mất nhiều thời gian để thực hiện.

Một số dự án đầu tư vào TP. Đông Hà đang vướng do phải đợi điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố. Một số nhà đầu tư đã khảo sát, nghiên cứu, sơ bộ chọn vị trí và lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng các nhà máy ở Khu kinh tế Đông Nam. Tuy nhiên, quy hoạch Khu kinh tế đang được điều chỉnh nên các dự án phải dừng lại chờ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thời gian qua, giá một số loại vật liệu xây dựng biến động tăng (đặc biệt là thép xây dựng) đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp xây dựng, tiến độ triển khai công trình. Giá cả hàng hóa đầu vào tăng cao, chi phí vận chuyển tăng nhanh và cao, tình trạng đặt tàu, đặt container cho hàng vận chuyển đường biển từ nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn, không có chuyến, chậm và mất rất nhiều thời gian, có thời điểm không đặt được đơn vị vận chuyển.

Giá xăng dầu tăng quá cao kéo theo giá cả toàn thị trường không ổn định, tăng theo từng ngày làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Một số sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài bị chậm lại như: sản phẩm dăm gỗ, ván ghép thanh, ván bóc, áo quần... làm cho doanh thu doanh nghiệp giảm. Một số dự án đang triển khai thi công có sử dụng công nghệ, thiết bị và chuyên gia người nước ngoài không nhập khẩu, nhập cảnh vào Việt Nam được đã làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Đáng chú ý, là vấn đề tiếp cận vốn tín dụng và các nguồn lực tài chính.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu mức lãi suất cao, thời gian cơ cấu trả nợ ngắn trong khi các gói vay mới có nhiều điều kiện khó tiếp cận. Đồng thời, việc tiếp cận nguồn vốn từ các gói vay ưu đãi, lãi suất thấp gặp nhiều khó khăn do các quy định, điều kiện để được hưởng khó để thực hiện. Đồng thời, thủ tục, thời gian xét duyệt vốn vay còn phức tạp; khó xác định thời gian trả nợ của các doanh nghiệp.

Theo Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời chưa được thông suốt, bị gián đoạn. Cụ thể: chưa có cơ chế hỗ trợ cho các dự án điện mặt trời từ sau ngày 1/1/2021 và cho các dự án điện gió sau ngày 1/11/2021. Việc này dẫn đến tình trạng từ đầu năm 2021 đến nay, các dự án điện mặt trời không được áp dụng biểu giá FIT, trong khi cơ chế đấu thầu, đấu giá chưa được ban hành. Tương tự, các dự án điện gió sau ngày 1/11/2021 cũng chưa có cơ chế áp dụng nối tiếp.

Điều này đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai phát triển, thực hiện dự án. Bên cạnh đó, do các điều kiện khách quan, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19, làm cho một số dự án điện gió đã hoàn thành đầu tư xây dựng nhưng không kịp công nhận vận hành thương mại (COD).

Đây đều là các dự án đã có hợp đồng mua bán điện PPA, hoàn thành cơ bản các công tác chuẩn bị thủ tục pháp lý (về đất đai, đầu tư xây dựng ...) và nhà đầu tư đã bỏ ra kinh phí rất lớn (trung bình 1 dự án điện gió 100MW có tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng, lãi suất vay thương mại trung bình 10%).

Việc chưa có cơ chế chuyển tiếp, công nhận COD là một gánh nặng lớn cho các nhà đầu tư.

Sở Kế hoạch đầu tư đề nghị tỉnh Quảng Trị kiến nghị Trung ương xem xét bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm các thuế còn lại. Hiện nay ngoài giá thành sản xuất, giá xăng dầu trong nước còn chịu những thuế phí khác, trong đó có thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống và cho sản xuất, nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt là chưa hợp lý. Muốn giảm gánh nặng chi phí và tháo gỡ cho doanh nghiệp thật sự thì cần xem xét bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm các thuế còn lại. Việc này có thể giảm thu ngân sách trước mắt, nhưng về lâu dài sẽ tăng thu bởi sẽ được bù lại từ thuế thu nhập doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp được nâng lên, từ đó giúp ổn định vĩ mô nền kinh tế.

Khó khăn tiếp theo, nằm ở sự thiếu thống nhất và đồng bộ giữa các luật (Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu) về quy định lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Cụ thể, dự án đầu tư thương mại dịch vụ phải tổ chức lựa chọn nhà đầu tư phải có danh mục dự án thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, theo Luật Đất đai, các dự án đầu tư thương mại dịch vụ không thuộc danh mục thu hồi đất.

Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, quy trình thu hồi đất gồm nhiều thủ tục, qua nhiều cấp. Đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất của nhà nước còn thấp so với thị trường, quản lý đất tại một số địa phương còn hạn chế dẫn đến tranh chấp.

Một số dự án, doanh nghiệp gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng do người dân đòi hỏi giá đền bù cao hơn nhiều lần so với giá đền bù của nhà nước, đặc biệt là các dự án điện gió, du lịch, thương mại,… Mặt khác, việc quy định doanh nghiệp tự thỏa thuận, nhận chuyển nhượng, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án là rất khó khăn, khó thực hiện và kéo dài.

Điều này ảnh hưởng đến bàn giao mặt bằng cho dự án và tiến độ thực hiện dự án của các nhà đầu tư trên địa bàn. Việc tạo quỹ đất sạch để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp thuê đất còn hạn chế.

Đặc biệt, còn tình trạng một số cụm công nghiệp được quy hoạch chi tiết trên diện tích đất nhà nước đã giao đất cho người dân đang sở hữu sử dụng lâu dài. Do đó, toàn bộ diện tích đất quy hoạch cụm công nghiệp không thể thu hồi được, do vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng. 

Các doanh nghiệp vào đầu tư dự án đều tự bỏ kinh phí ra để đền bù giải phóng mặt bằng và san lấp, dẫn đến chi phí đầu tư cao, làm kéo dài thời gian thực hiện dự án...

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  3 phút

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  13 phút

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  18 phút

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  32 phút

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Phát triển bền vững -  39 phút

Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Tài chính -  45 phút

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Đọc nhiều