Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Theo Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, doanh nghiệp Nhật Bản đang bày tỏ sự quan tâm tới lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm tài nguyên, 2 mũi nhọn trong tiến trình giảm phát thải, hướng tới trung hòa carbon.
Trải qua 2 năm Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, dù gặp nhiều khó khăn, vẫn luôn đặt niềm tin vào tiềm năng phục hồi và phát triển tại thị trường Việt Nam. Khảo sát của JETRO luôn đưa ra những tỷ lệ khá lạc quan về mong muốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Chỉ một số ít doanh nghiệp cho biết sẽ thu hẹp sản xuất hoặc chuyển sang thị trường khác.
Trao đổi với Bộ Công thương, ông Takeo Nakajama, Trưởng đại diện JETRO Hà Nội cho biết, một trong những yếu tố của thị trường Việt Nam đang được doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm là nỗ lực giảm thiểu phát thải nhà kính, khử carbon trong quá trình sản xuất
Cụ thể, có 24,6% doanh nghiệp đang nỗ lực hợp tác về khử carbon và 58,9% doanh nghiệp có dự định này trong tương lai sắp tới. Các lĩnh vực được chú trọng nhiều nhất là tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo đó, Việt Nam đã có cam kết vô cùng mạnh mẽ tại hội nghị COP26 khi tuyên bố trung hòa phát thải carbon vào năm 2050. Cùng với lời cam kết này, những ngành nghề sản xuất, kinh doanh ít phát thải hoặc thu giữ carbon sẽ được ưu tiên phát triển.
Nhật Bản là quốc gia có thế mạnh về giảm phát thải, sở hữu nhiều công nghệ liên quan đến năng lượng sạch, lưu trữ carbon. Mới đây, Nhật đang thử nghiệm công nghệ “sạch hóa” nhiệt điện để các nhà máy nhiệt điện có thể tiếp tục được vận hành nhưng không làm tổn thương đến quá trình thực hiện cam kết khí hậu.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, tại COP26 đã cam kết khởi động một loạt dự án trị giá 100 triệu USD để chuyển đổi sang nhiệt điện không phát thải ở châu Á, kèm theo cam kết hỗ trợ nước đang phát triển 500 triệu USD cho 5 năm tới cùng các quốc gia phát triển khác.
Năm ngoái, khảo sát của Ngân hàng Phát triển Nhật Bản cho biết, khoảng 30% tập đoàn lớn Nhật Bản có kế hoạch mở rộng đầu tư vốn và công nghệ vào công tác giảm phát thải nhà kính. 33% doanh nghiệp Nhật nhận định xu hướng giảm phát thải toàn cầu là cơ hội kinh doanh lớn.
Chính vì vậy, trong khảo sát mới nhất của JETRO, 66,6% doanh nghiệp Nhật Bản cho biết nỗ lực cắt giảm khí thải carbon đến từ sự khuyến khích và chỉ đạo từ công ty mẹ. Khoảng hơn 24% cho biết có sự yêu cầu từ phía đối tác kinh doanh. Dự kiến tỷ lệ này sẽ tăng lên khi các thị trường lớn như Mỹ, EU thắt chặt yêu cầu về dấu chân carbon trong sản phẩm nhập khẩu.
Tuy nhiên, tỷ lệ 20,8% doanh nghiệp tham gia khử carbon do những quy định và ưu đãi từ phía Chính phủ, thấp hơn so với mức trung bình của ASEAN là 28,7%. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng được kỳ vọng tăng trong giai đoạn tới khi các văn bản, chính sách về trung hòa carbon đang dần được hoàn thiện.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.
Bên cạnh thu hút FDI chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt, hợp tác giữa Ngân hàng UOB và TP. HCM còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở rộng ra quốc tế.
Ông Hương được bổ nhiệm vị trí tổng giám đốc PGBank chỉ sau vài tháng giữ chức quyền tổng giám đốc ngân hàng này.
Ngay cả nhóm người dân có thu nhập cao tại các thành phố lớn, chiếm 20% dân số cả nước, cũng gặp khó khăn trong việc mua nhà.