Jetro: Hàng trăm doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng tại Việt Nam

Mai Trang Thứ năm, 20/01/2022 - 14:36

Việt Nam tiếp tục là thị trường hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản, khi tỷ lệ doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại đây dẫn đầu khu vực.

Theo kết quả khảo sát mới nhất từ Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro), hơn 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được hỏi cho biết sẽ mở rộng kinh doanh trong vòng 1 – 2 năm tới, tăng tới 8,5 điểm so với năm ngoái.

Tỷ lệ này của Việt Nam đứng thứ tư trong các thị trường của doanh nghiệp Nhật, sau Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan, và đứng đầu khu vực ASEAN.

Dù có những lo ngại liên quan đến cách ly xã hội kéo dài có thể khiến dòng FDI “quay đầu”, trên thực tế, chỉ có chưa đầy 2% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam dự tính thu hẹp và 0,3% muốn chuyển sang quốc gia, khu vực khác, thấp thứ hai sau Pakistan.

Tại buổi họp báo, trưởng đại diện văn phòng Jetro Hà Nội – ông Takeo Nakajima cho biết so với thời điểm trước Covid-19, tỷ lệ doanh nghiệp muốn mở rộng suy giảm, nhưng đây là xu thế chung chứ không riêng gì Việt Nam.

Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp mở rộng sản xuất luôn duy trì ở mức cao hơn mặt bằng khu vực ASEAN, với dữ liệu mới nhất ở mức gần 43%.

Đáng chú ý, sự mở rộng của các doanh nghiệp Nhật Bản cho thấy xu hướng dịch chuyển từ các mặt hàng đa năng sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong lĩnh vực chế tạo. Các doanh nghiệp thuộc những khu vực phi chế tạo chú trọng nhiều đến vấn đề bán hàng tại Việt Nam – một giải pháp thích nghi với chuỗi cung ứng gián đoạn do dịch Covid-19.

Jetro: Hàng trăm doanh nghiệp Nhật muốn mở rộng tại Việt Nam
Nguồn: Jetro.

Theo Jetro, sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam nằm ở quy mô thị trường/ tiềm năng tăng trưởng, tình hình chính trị - xã hội ổn định, chi phí nhân công rẻ. So với các nước ASEAN, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam cao hơn ở tính thị trường, chính trị - xã hội và chất lượng nhân viên cao.

Dù vậy, các doanh nghiệp được hỏi cho biết rủi ro lớn so với khu vực là thủ tục hành chính phức tạp, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao, thiếu diện tích đất/ văn phòng.

Đơn cử, thời gian và chi phí thừa do các thủ tục khác nhau gây cản trở hoạt động kinh doanh và đầu tư mới. Cùng với đó, mặc dù đã chuyển đổi chính sách để ứng phó với dịch bệnh, phản ứng của chính phủ đối với làn sóng dịch bệnh thứ tư đã làm tăng rủi ro đầu tư của Việt Nam.

Điểm số đánh giá của doanh nghiệp Nhật về hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính của Việt Nam ghi nhận mức tích cực thời gian trước dịch, nhưng đã suy giảm đáng kể trong hai năm 2020 và 2021.

Theo ông Takeo Nakajima, kết quả này có thể là bởi tác động của các quyết sách chống dịch. Về mặt dài hạn, doanh nghiệp kỳ vọng vào sự cải thiện.

Đại diện Jetro cũng cho biết thêm có gần 40 doanh nghiệp đang muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam, trong chương trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng của chính phủ Nhật Bản.

Phần lớn trong số này không phải doanh nghiệp mới, đã có mặt tại Việt Nam từ trước và muốn dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ nơi khác sang thị trường này.

Trước đó, trong buổi gặp mặt với Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi cuối tháng 11 năm ngoái trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng, nhiều đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã bày tỏ kỳ vọng vào thị trường Việt Nam, dự kiến mở rộng kinh doanh, như Tập đoàn bán lẻ AEON, Fast Ratailing hay Tập đoàn năng lượng ENEOS.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết lũy kế đến nay, tổng FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam đứng thứ 2 trong tổng số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Bất chấp Covid-19, FDI từ Nhật Bản vẫn “đổ bộ” Việt Nam, với số dự án cấp mới trong 10 tháng đầu 2021 gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp Covid-19.

Điều này cho thấy niềm tin của doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường Việt Nam, và sức hút từ nội tại của thị trường sôi động này.

Bất chấp Covid-19, nhiều doanh nghiệp Nhật muốn vào Việt Nam

Bất chấp Covid-19, nhiều doanh nghiệp Nhật muốn vào Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm
Sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản cho thấy niềm tin của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam, và sức hút nội tại của thị trường này.
Bất chấp Covid-19, nhiều doanh nghiệp Nhật muốn vào Việt Nam

Bất chấp Covid-19, nhiều doanh nghiệp Nhật muốn vào Việt Nam

Tiêu điểm -  3 năm
Sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản cho thấy niềm tin của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam, và sức hút nội tại của thị trường này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiêu điểm -  5 giờ

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Tiêu điểm -  5 giờ

Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  6 giờ

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 ngày

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Bất động sản -  1 giờ

Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.

Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục

Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiêu điểm -  5 giờ

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Tiêu điểm -  5 giờ

Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  6 giờ

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

Tài chính -  7 giờ

ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

Tài chính -  7 giờ

Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.