Doanh nghiệp nhỏ khó chuyển đổi số

Việt Hưng Thứ bảy, 03/09/2022 - 16:40

Nhiều doanh nghiệp nhỏ băn khoăn về tiến trình chuyển đổi số, bởi các thông tin về công nghệ số khá mơ hồ, đồng thời những hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính cũng đang là rào cản rất lớn.

Không thể phủ nhận, chuyển đổi số trong doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích như gia tăng tính minh bạch và hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp; tiết kiệm chi phí và tăng năng lực làm việc của nhân viên; nâng cao tính cạnh tranh; tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng và tăng doanh thu.

Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn ngại chuyển đổi số với lý do chính là vấn đề tài chính và sự am hiểu về công nghệ của người đứng đầu doanh nghiệp. Phần còn lại lấy lý do chuyển đổi số chưa thực chất, còn nhầm lẫn giữa số hóa với chuyển đổi số.

Báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp 2021 do Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ thực hiện đã chỉ ra những khó khăn, rào cản doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi số.

Cụ thể, rào cản lớn nhất là chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ; tiếp đến là thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh; thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ; thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ và thiếu cam kết, hiểu biết của ban lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và người lao động.

Bài toán phải bắt đầu từ đâu để chuyển đổi số khi doanh nghiệp vẫn đang tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu là một thách thức lớn. 

Một số doanh nghiệp đang khá băn khoăn về tiến trình này bởi các thông tin về công nghệ số khá mơ hồ, đồng thời những hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính cũng đang là rào cản rất lớn.

Dù công ty đã có chuyên viên kỹ thuật nhưng những công việc như lập trình, xử lý lỗi ứng dụng thì phải thuê, mua từ các đơn vị cung cấp bên ngoài với chi phí rất đắt đỏ.

Bên cạnh đó, nhiều khâu trong quá trình sản xuất đã được hiện đại hóa để giảm phụ thuộc vào công nhân. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đang gặp khó và khá lúng túng khi ứng dụng công nghệ hiện đại vào các công đoạn từ thu mua nguyên liệu cho đến sản xuất và xuất khẩu do nguồn vốn, nhân lực kỹ thuật có hạn chế.

Vì sao doanh nghiệp nhỏ khó chuyển đổi số?
Vì sao doanh nghiệp nhỏ khó chuyển đổi số?

Theo khảo sát của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), có 23,8% số doanh nghiệp được khảo sát biết về chuyển đổi số nhưng thiếu nguồn lực tài chính và nhân lực để thực hiện; có đến 90% số doanh nghiệp được khảo sát đang cho thấy việc chuyển đổi số chưa thành công.

Khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (Vinasa) năm 2021 cũng cho thấy, có tới 92% số doanh nghiệp được hỏi không biết cách thức chuyển đổi số như thế nào, 72% không biết bắt đầu chuyển đổi số từ hoạt động nào của tổ chức và 69% không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai.

Phần lớn các doanh nghiệp này đều có quy mô vừa và nhỏ cho nên khó khăn lớn nhất gặp phải là vốn và họ chỉ coi chuyển đổi số là "sân chơi" của những ông lớn.

Chuyển đổi số là yếu tố then chốt trong những hoạt động mở đầu quan trọng, trong đó việc thay đổi tư duy của người đứng đầu sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển mình của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường có nhiều sự biến động như hiện nay.

Phó Chủ tịch VCCI - ông Hoàng Quang Phòng cho rằng, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đã trở thành xu hướng toàn cầu trong các tổ chức, doanh nghiệp. Ở Việt Nam, mô hình chuyển đổi số giúp Chính phủ cải thiện dịch vụ công, phục vụ nhu cầu của người dân hiệu quả hơn.

Quá trình chuyển đổi số hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng đang tạo ra những thay đổi lớn đối với các doanh nghiệp truyền thống.

Việc thay đổi tư duy, quản trị hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp chủ động và vững vàng trước mọi thách thức, tiến tới chuyển đổi số thành công, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.

Chuyển đổi số cần thiết thực như ngành gỗ

Chuyển đổi số cần thiết thực như ngành gỗ

Tiêu điểm -  2 năm
Thực tế hiện nay, bên cạnh những doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, thì cũng không ít đơn vị gặp thất bại. Một số làm chuyển đổi số theo phong trào, hoặc chưa hiểu hết về chuyển đổi số dẫn đến việc áp dụng, ứng dụng chưa mang lại hiệu quả.
Chuyển đổi số cần thiết thực như ngành gỗ

Chuyển đổi số cần thiết thực như ngành gỗ

Tiêu điểm -  2 năm
Thực tế hiện nay, bên cạnh những doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, thì cũng không ít đơn vị gặp thất bại. Một số làm chuyển đổi số theo phong trào, hoặc chưa hiểu hết về chuyển đổi số dẫn đến việc áp dụng, ứng dụng chưa mang lại hiệu quả.
Dat Bike phát triển trạm sạc nhanh cho xe máy điện

Dat Bike phát triển trạm sạc nhanh cho xe máy điện

Khởi nghiệp -  2 năm

Sau các vòng gọi vốn đầu tiên, đến nay Dat Bike đã làm chủ công nghệ pin và bộ điều khiển xe điện. Các chi tiết cấu thành sản phẩm đều được Dat Bike thiết kế và đa số do các nhà cung cấp trong nước sản xuất nhằm chủ động nguồn cung và giảm giá thành.

Finhay và Medici lọt top 100 startup châu Á tiềm năng của Forbes

Finhay và Medici lọt top 100 startup châu Á tiềm năng của Forbes

Khởi nghiệp -  2 năm

Việt Nam góp mặt trong danh sách Forbes Asia 100 to watch với 2 đại diện (ít hơn năm ngoái là 4 đại diện) hoạt động trong lĩnh vực tài chính - Finhay và Công nghệ sinh học & Chăm sóc sức khỏe - Medici.

Startup biến lá dứa thành nguyên liệu thời trang nhận vốn 3 tỷ đồng

Startup biến lá dứa thành nguyên liệu thời trang nhận vốn 3 tỷ đồng

Khởi nghiệp -  2 năm

Với việc phát triển các dòng máy vải sợi dệt từ lá dứa, Ecosoi đã có những chương trình thời trang diễn ra ở Thụy Sỹ, Canada và sắp tới là Hy Lạp.

Startup đưa gạo lứt của người đồng bào dân tộc thiểu số sang Mỹ

Startup đưa gạo lứt của người đồng bào dân tộc thiểu số sang Mỹ

Khởi nghiệp -  2 năm

Startup Gạo lứt rẫy Bh.nong đang làm hồ sơ chứng nhận FDA (Food and Drug Administration - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) để có thể xuất khẩu sản phẩm này sang Mỹ.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  18 phút

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  28 phút

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  32 phút

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  47 phút

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Phát triển bền vững -  53 phút

Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Tài chính -  1 giờ

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Đọc nhiều