Doanh nghiệp thờ ơ với đại hội đồng cổ đông trực tuyến

Ngọc Hân Thứ tư, 24/04/2024 - 16:56

Tổ chức đại hội đồng cổ đông trực tuyến mang lại nhiều lợi ích nhưng vẫn còn nhiều rảo cản khiến doanh nghiệp chưa mặn mà.

Những lần đại hội thất bại

Việc tổ chức đại hội đồng cổ đông đối với những doanh nghiệp có số lượng cổ đông khổng lồ và rải rác khắp các tỉnh thành hiện nay thường thất bại ngay lần đầu tiên.

Có những doanh nghiệp phải đưa ra sách lược tặng quà cho cổ đông tham dự để có thể đáp ứng đủ số lượng cổ đông đại diện tới họp yêu cầu của Luật Doanh nghiệp là phải có trên 50% cổ đông tham dự lần tổ chức đầu tiên và trên 33% lần tổ chức thứ hai.

Như DIC Corp có trụ sở tại Bà Rịa Vũng Tàu đã không thể tổ chức đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất giữa năm ngoái dù đã áp dụng chính sách tặng quà để kêu gọi cổ đông tham gia.

Hay như Tập đoàn CEO mới đây cũng không thể quy tụ đủ số lượng cổ đông cần thiết để tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niền lần thứ nhất năm nay sau khi tình trạng tương tự đã xảy ra năm ngoái. 

CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM cũng thường xuyên không có đủ số lượng cổ đông để tổ chức đại hội lần một. Năm nay, công ty đã tổ chức quay số trúng thưởng với giá trị lên tới vài trăm triệu đồng để thu hút cổ đông nhưng cũng không đủ số lượng để tiến hành đại hội.

Bà Trần Thị Thùy Linh, đại diện Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh cho rằng nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc đảm bảo tỷ lệ cổ đông tham dự đại hội trực tiếp, dẫn đến việc doanh nghiệp phải tổ chức lần thứ hai hoặc thứ ba, và vấn đề này cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng quản trị công ty.

Một số doanh nghiệp đã lựa chọn tổ chức đại hội đồng cổ đông trực tuyến nhưng thống kê dựa trên kết quả đánh giá năm 2023 của sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội năm ngoái cho thấy gần 90% doanh nghiệp chưa thực hiện ứng dụng công nghệ vào tổ chức đại hội đồng cổ đông.

Bà Hồ Phương Tú, Giám đốc Phòng Quản lý niêm yết của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội nói rằng lợi ích của việc tổ chức đại hội trực tuyến đã được công nhận rộng rãi, không chỉ trong lĩnh vực đại hội đồng cổ đông mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.

Bà Tú cũng cho biết Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng đang tích cực tạo động lực, khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ trực tuyến để có thể thu hút sự tham gia của các cổ đông.

Luật Doanh nghiệp cũng nhắc đến một trong các phương thức mà cổ đông có thể tham dự và biểu quyết là thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác. 

Có thể hiểu doanh nghiệp có đến bốn phương thức tổ chức họp đại hội đồng cổ đông là tổ chức trực tiếp, trực tuyến, kết hợp cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến hoặc thu thập ý kiến bằng văn bản.

Luật Doanh nghiệp cũng đề cập đến việc doanh nghiệp phải gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong điều lệ hoạt động. Do vậy, doanh nghiệp cần điều chỉnh điều lệ của mình để thích nghi với hình thức bỏ phiếu trực tuyến.

Điều 273, khoản 3 của Nghị định 155/2020/NĐ-CP cũng quy định về họp trực tuyến trong quy chế nội bộ về quản trị công ty. Từ phía pháp lý, điều kiện tiên quyết là sửa đổi điều lệ doanh nghiệp và xây dựng một quy chế quản trị công ty để điều chỉnh các quy định về tổ chức họp đại hội đồng cổ đông trực tuyến nếu cần thiết.

Tuy nhiên, do quá trình chuẩn bị và thay đổi yêu cầu cẩn thận, khắt khe, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu nhưng chưa chuẩn bị sẵn sàng cho câu chuyện chuyển đổi hình thức họp trực tuyến này. 

Những doanh nghiệp tiên phong

Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG là một trong số ít các doanh nghiệp niêm yết tiên phong sửa đổi và bổ sung hình thức tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến vào điều lệ công ty.

Ông Đào Đức Thanh, đại diện của TNG thừa nhận, trước dịch Covid, việc tổ chức đại hội đồng cổ đông của TNG cũng gặp khó khi số lượng cổ đông lên tới gần 20.000 người và trụ sở chính đặt ở Thái Nguyên. TNG phải tăng cao lượng công việc khi mời các cổ đông từ TP.HCM, Hà Nội và các thành phố lớn về tỉnh lẻ.

Năm nay, TNG vẫn tiếp tục áp dụng hình thức họp trực tiếp nhưng đã đổi mới hơn bằng hình thức phát hình trực tiếp qua các trang mạng xã hội và kênh Youtube. Đồng thời TNG cũng kì vọng có thể chuyển sang hình thức trực tuyến vào năm tới để đón nhận sự tham gia của nhiều cổ đông trong và ngoài nước hơn.

Doanh nghiệp thờ ơ với đại hội đồng cổ đông trực tuyến
Đại hội đồng cổ đông TNG 2024. Ảnh: TNG

Năm 2020, dưới sự bùng nổ của đại dịch Covid, kèm theo chính sách cách ly toàn quốc dẫn đến sự khó khăn trong việc đi lại và giao tiếp, ngay từ khoảng thời gian đầu khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, lo lắng cho sức khỏe của các cổ đông, Vinamilk đã đưa ra quyết định chuyển đổi từ hình thức họp trực tiếp thành trực tuyến.

Tính đến thời điểm hiện tại, đây đã là năm thứ tư liên tiếp Vinamilk thành công tổ chức đại hội đồng cổ đông trực tuyến sau khi nhận thấy đây là một hình thức hiệu quả, tạo điều kiện cho các cổ đông trong và ngoài nước có thể tham gia.

Nhưng ông Trần Chí Sơn, đại diện đến từ Vinamilk cho biết, vào năm đầu tiên tổ chức công ty đã gặp phải rất nhiều vấn đề cần giải quyết, dẫn đến cần thiết đệ đơn trình xin hoãn tổ chức vào năm 2020.

Ban đầu, Vinamilk mới suy xét đến với tình hình lúc đó, tổ chức trực tuyến là không khả thi. Nhưng chỉ sau khi tham khảo ý kiến từ Ủy ban Chứng khoán và Sở Giao dịch, công ty mới đưa ra quyết định cuối cùng là sẽ tổ chức họp trực tuyến.

Vào khoảng thời gian lên kế hoạch và đưa vào thực tiễn, Vinamilk đã phải suy xét từ những việc như lựa chọn đơn vị cung cấp nền tảng đến tham khảo ý kiến của cổ đông bằng văn bản về vấn đề cho phép tổ chức họp trực tuyến và cho phép biểu quyết, bầu cử trực tuyến.

Trong giai đoạn này, ông Sơn nói phía Vinamilk đã phải rất cẩn thận trong quá trình thay đổi quy định khi áp dụng hình thức trực tiếp như quy trình biểu quyết, kiểm tra tư cách đại biểu tham gia và ủy quyền.

Vấn đề về biểu quyết bằng phương tiện khác cũng được nhắc đến và yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ Luật Doanh nghiệp. Bà Tú cũng nói doanh nghiệp cần thiết sửa đổi điều lệ và xây dựng một quy chế quản trị công ty để điều chỉnh các quy định về tổ chức họp đại hội đồng cổ đông trực tuyến.

Mặc dù được chỉ ra là có rất nhiều mối lo liên quan đến sự chính xác và đầy đủ của thông tin biểu quyết, cũng như độ tin cậy và nhất quán của đường truyền, Vinamilk bày tỏ theo sự phát triển của hình thức này, sẽ có càng nhiều cổ đông có cơ hội tham gia đại hội trưc tuyến và phần nào tiết kiệm chi phí cho cả hai phía.

HDBank và ePass ra mắt thẻ vạn năng '3 trong 1'

HDBank và ePass ra mắt thẻ vạn năng '3 trong 1'

Nhịp cầu kinh doanh -  53 phút

HDBank chính thức ra mắt "thẻ vạn năng" HDBank ePass3in1, góp phần cách mạng hóa thanh toán phí giao thông không dừng tại Việt Nam.

Sacombank Pay phiên bản mới với nhiều tính năng nổi bật

Sacombank Pay phiên bản mới với nhiều tính năng nổi bật

Nhịp cầu kinh doanh -  57 phút

Sacombank chính thức ra mắt phiên bản 2.4.2 của ứng dụng Sacombank Pay, mang đến những cải tiến vượt trội nhằm nâng cao trải nghiệm ngân hàng số cho khách hàng.

Đầu tư vào Gen Z là đầu tư cho tương lai doanh nghiệp

Đầu tư vào Gen Z là đầu tư cho tương lai doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Đầu tư vào Gen Z giờ đây không còn là một lựa chọn, mà là chiến lược bắt buộc để doanh nghiệp thành công trong tương lai.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 65 tỷ USD trong năm tới

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 65 tỷ USD trong năm tới

Tiêu điểm -  1 giờ

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,4 – 3,5% trong năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 64 – 65 tỷ USD.

Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?

Những khách hàng đầu tiên nói gì về Omoda C5?

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Trong tháng 12/2024, Omoda & Jaecoo Việt Nam đã bắt đầu hành trình mang đến những chiếc xe Omoda C5 đầu tiên cho khách hàng ngay tại sự kiện khai trương nhà phân phối mới.

Xuất khẩu gạo 2025 gặp nhiều thách thức

Xuất khẩu gạo 2025 gặp nhiều thách thức

Tiêu điểm -  3 giờ

Sự trở lại của các đối thủ cạnh tranh và nhu cầu nhập khẩu bị thu hẹp sẽ khiến xuất khẩu gạo gặp nhiều thách thức trong năm tới.

Lotte Finance gỡ nút thắt nguồn vốn kinh doanh nhượng quyền

Lotte Finance gỡ nút thắt nguồn vốn kinh doanh nhượng quyền

Tiêu điểm -  4 giờ

Gỡ nút thắt nguồn vốn, mô hình nhượng quyền tại Việt Nam sẽ không chỉ mở rộng nhanh chóng mà còn tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm mới.