Tiêu điểm
Doanh nghiệp Trung Quốc áp đảo sản xuất pin mặt trời tại Việt Nam
Ngoài mục đích “đi vòng” để né hàng rào thuế quan từ Mỹ hay tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, việc các doanh nghiệp Trung Quốc có thể sớm chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị phần ngành sản xuất pin điện tại Việt Nam cũng nhờ năng lực làm chủ công nghệ sản xuất với chi phí ngày càng tối ưu.
Theo kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ, Bộ công thương đã phê duyệt 168 dự án điện mặt trời với tổng công suất 14.707 MW (cao gấp 17,3 lần so với tổng công suất được phê duyệt tại Quy hoạch điện VII điều chỉnh là 850 MW) trong giai đoạn 2016 - 2020.
Thực tế trên cũng góp phần tạo nên làn sóng bùng nổ của ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam với sự góp mặt của hàng loạt những “ông lớn” trên thế giới, tạo nên sự cạnh tranh trong ngành vô cùng khốc liệt.
Được biết, tấm pin mặt trời là thành phần chính và quan trọng nhất trong hệ thống điện năng lượng mặt trời. Trong ước tính sơ bộ, nếu không tính các chi phí về đất đai và thủ tục pháp lý, hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời vẫn thường chiếm khoảng 45% – 60% tổng chi phí đầu tư toàn hệ thống, bên cạnh các chi phí về biến tần hòa lưới (inverter); cấu trúc khung, giá đỡ; chi phí lắp đặt cùng các phụ kiện khác.
Tuy nhiên, hiện chỉ có Công ty CP năng lượng IREK, thành viên của Tập đoàn Năng lượng mặt trời Bách Khoa (SolarBK) là doanh nghiệp nội duy nhất có quy mô thị phần doanh thu tương đối.
Khu nhà máy có tổng công suất hoạt động của nhà máy pin năng lượng mặt trời của IREX là 350 MW/năm. Sản phẩm chính là các tấm pin mặt trời đơn tinh thế và được xuất khẩu sang nhiều quốc gia như Hà Lan, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt là thị trường Mỹ.
Dù vậy, đại diện SolarBK cho biết công ty chỉ chiếm chưa tới 1% thị phần tại Việt Nam và ngay tại thị trường nội địa có trị giá hàng tỉ USD từ lâu đã nằm trong tay doanh nghiệp Trung Quốc.
Theo thông tin từ Vietdata, các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc như HT Solar, Trina Solar, JA Solar, Vinasolar hay Canadian Solar hiện đang nắm giữ phần lớn thị phần thị trường sản xuất pin mặt trời tại Việt Nam.
Ngoài cung cấp cho các dự án tại Việt Nam, các công ty pin năng lượng mặt trời Trung Quốc đang sử dụng Việt Nam như một cứ điểm trung gian nhằm tránh thuế quan. Theo đó, doanh nghiệp Trung Quốc bán linh kiện để công ty Việt Nam hoàn thiện, lắp ráp và thay đổi đáng kể hàng hóa nhằm xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Trong đó, Công ty TNHH HT Solar Việt Nam chuyên sản xuất 2 dòng sản phẩm pin mặt trời mono và poly. Tổng sản lượng bảng pin năng lượng mặt trời là 800 MW/năm và sản lượng tấm pin năng lượng mặt trời 1000 MW/năm.
Trina Solar Việt Nam có nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng sản lượng thiết kế của các nhà máy đạt 1 GW, chuyên sản xuất dòng pin đơn tinh thể và đa tinh thể. Theo Reuters, Trina Solar dự kiến sẽ đầu tư 400 triệu USD để xây dựng nhà máy thứ ba tại Việt Nam với diện tích 25 ha.

Về Vina Solar, đây là dự án của công ty TNHH Vina Solar Technology Việt Nam do công ty Năng lượng mới Ningbo Yize đầu tư. Năm 2020, Tập đoàn LONGi (Tây An, Trung Quốc) mua lại Vina Solar từ tay Ningbo Yize với giá 253 triệu USD.
Nhà máy Vina Solar đang đặt tại Khu công nghiệp Vân Trung, Việt Yên, Bắc Giang với đội ngũ nhân công khoảng 8.000 người, công suất sản xuất mô-đun quang điện 4,5 GW, công suất sản xuất tế bào quang điện 1,8 GW, chuyên xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Đáng chú ý, là nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, Tập đoàn JA Solar đã thành lập Công ty TNHH JA Solar Việt Nam vào năm 2016 cùng nhà máy nằm ở khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang với diện tích dự án khoảng 20 ha, quy mô sản xuất tấm pin mặt trời công suất lắp ghép tấm pin đã nâng lên 3.500 MW/năm vào năm 2020.
Bên cạnh đó, Nhà máy JA Solar Việt Nam tại Khu công nghiệp Việt Hàn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cũng mới được duyệt mở rộng với tổng vốn đầu tư lên tới gần 11.000 tỷ đồng. Dự án có quy mô gần 22 ha, chuyên sản xuất thiết bị điện gồm thanh silic (2,5 GW/năm), tấm silic (5 GW/năm) và tế bào quang điện (5 GW/năm).
Cũng được thành lập năm 2016, Công ty TNHH chế tạo Canadian Solar Việt Nam thuộc tập đoàn Canada Solar tại Canada. Dù vậy nhưng người sáng lập và đang giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc của tập đoàn lại là ông Shawn Qu (quốc tịch Trung Quốc).
Nhà xưởng của Canadian Solar nằm tại Khu đô thị công nghệ và dịch vụ Vsip, Hải Phòng, chuyên sản xuất dòng sản phẩm pin đơn tinh thể và đa tinh thể.
Có thể thấy các doanh nghiệp Trung Quốc từ sớm đã chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị phần ngành sản xuất pin điện tại Việt Nam cũng nhờ năng lực làm chủ công nghệ sản xuất với chi phí ngày càng tối ưu.
Theo công ty chứng khoán VietCap, chi phí tấm pin mặt trời cũng đã giảm khoảng 80% trong 10 năm qua và vẫn đang trên đà giảm với sự tiến bộ của khoa học công nghệ.
Trong báo cáo mới đây của Wood Mackenzie (tổ chức tư vấn và nghiên cứu toàn cầu về ngành năng lượng, hóa chất, năng lượng tái tạo, kim loại và khai thác mỏ), ngay cả Mỹ và châu Âu cũng không còn có thể cạnh tranh với Trung Quốc sau khi chi phí sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời của nước này giảm 42% vào năm 2023 xuống còn 0,15 USD mỗi watt.
Vào năm 2023, lượng năng lượng mặt trời bổ sung trong nước của Trung Quốc cao gấp đôi so với Mỹ và EU cộng lại. Trung Quốc, cường quốc sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời của thế giới, hiện nắm giữ 80% công suất sản xuất trên thế giới. Dự kiến đến năm 2050, nước này sẽ chiếm hơn 50% nguồn cung cấp điện toàn cầu.
Thêm nữa, hầu hết pin quang điện hiện là từ Trung Quốc. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) thống kê nước này chiếm 80% tổng số tấm pin mặt trời được sản xuất trên toàn cầu.
Nếu xét trên chuỗi cung ứng, sức ảnh hưởng của đất nước tỷ dân còn rõ rệt hơn khi sản xuất 85% thành phần pin quang điện, 88% polysilicon - tấm chuyển quang năng thành điện năng và tới 97% tấm mỏng bảo vệ lõi pin mặt trời.
Mờ mịt số phận các dự án điện mặt trời tập trung
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.