Thị trường
Tăng cường quản lý thương mại điện tử sau khi Temu vào Việt Nam
Bộ Công thương yêu cầu Temu tuân thủ pháp luật và trong trường hợp cần thiết, có thể có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp.
Các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688… thời gian qua đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, thu hút sự chú ý lớn của người tiêu dùng trong nước và trở thành chủ đề nóng trên nhiều nền tảng xã hội lẫn các hội nhóm.
Tuy nhiên, nhiều nền tảng chưa tiến hành đăng ký hoạt động với Bộ Công thương, Bộ Công thương cho biết trong văn bản công bố ngày 26/10 về đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Với Temu – nền tảng thương mại điện tử đến từ Trung Quốc mới vào thị trường Việt Nam gần đây, Bộ Công thương yêu cầu Cục Thương mại điện tử và kinh tế số chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của Temu, yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Trong trường hợp cần thiết, Cục này có thể phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp.
Bộ Công thương yêu cầu cần giải quyết vấn đề liên quan đến Temu như trên trong tháng 10/2024.
Ngoài ra, trong tháng này, Bộ cũng yêu cầu Cục Thương mại điện tử và kinh tế số chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung và các nền tảng như Temu, Shein, 1688 nói riêng.
Đặc biệt, tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công thương xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Cùng với đó, Cục được giao nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Công thương cũng giao Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp đăng ký.
Vụ Pháp chế được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát các yếu tố pháp lý, đề xuất phương án xử lý các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động trái phép.
Trong khi đó, Vụ Thị trường trong nước cần chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá tác động đối với thị trường trong nước (nếu có) khi hàng hóa nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Song song với đó là tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt, thúc đẩy sản xuất trong nước.
Bài toán khó với Temu ở Việt Nam
Doanh số thương mại điện tử dự báo nhảy vọt vào cuối năm
Tổng doanh số trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong ba tháng cuối năm với tốc độ tăng có thể đạt 35%.
Chỉ còn hai tay chơi tăng tốc được trong cuộc đua thương mại điện tử
Trong năm sàn thương mại điện tử hàng đầu, chỉ có TikTok Shop và Shopee ghi nhận tăng trưởng doanh số nửa đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái.
Chương mới của kênh xuất khẩu thương mại điện tử
Để doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh kênh xuất khẩu thương mại điện tử, các chuyên gia cho rằng, quan trọng và ưu tiên nhất là nguồn nhân lực và kỹ năng chuyển đổi số của các nhân sự trong bối cảnh mới.
Cuộc chơi mới của Tập đoàn Bühler tại Việt Nam
Tập đoàn Bühler đẩy mạnh phát triển thiết bị ngành vật liệu công nghệ cao vào thị trường Việt Nam với kỳ vọng thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp xe điện tại đây.
Bí mật sau đà tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử
Thương mại điện tử được dự báo có thể tăng trưởng tới 35% mỗi năm trong bốn năm tới.
Gỡ nút thắt nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp cần được kích hoạt thông qua tháo gỡ nút thắt trong triển khai các công cụ tài chính xanh.
Quảng Trị thúc đẩy tiến độ dự án LNG Hải Lăng
Tỉnh Quảng Trị đang thúc đẩy tiến độ dự án điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1, trị giá 54.000 tỷ đồng, với mục tiêu đưa vào vận hành từ năm 2029.
Đổi nợ thành cổ phần: Còn cách nào khác cho doanh nghiệp địa ốc?
Để giảm áp lực trả nợ và chi phí lãi vay, nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn buộc phải chọn giải pháp phát hành cổ phần để hoán đổi nợ.
Tái tạo ở Liên hoan Sáng tạo và thiết kế Việt Nam 2024
Liên hoan Sáng tạo và thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ sáu với chủ đề “tái tạo” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 - 22/11/2024.
Gen Z 'đại tu' nơi làm việc
Thế hệ Z đang định hình lại nơi làm việc với phong cách làm việc linh hoạt, ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, làm việc từ xa và các giờ làm việc không cố định.