Đồng sáng lập Skype đầu tư vào startup Việt Loship
Việt Hưng
Thứ sáu, 26/02/2021 - 13:42
Được biết, khoản đầu tư từ Nhà đồng sáng lập Skype - ông Jaan Tallinn, thông qua Quỹ MetaPlanet là một phần trong kế hoạch gọi vốn Series C của Loship, diễn ra chỉ 4 tháng sau khi startup này nhận vốn từ Vulpes Investment Management.
Loship - startup giao đồ ăn và thương mại điện tử giao hàng trong một giờ tại Việt Nam vừa công bố khoản đầu tư mới nhất từ Nhà đồng sáng lập Skype - ông Jaan Tallinn, thông qua Quỹ đầu tư MetaPlanet Holdings. Được biết, Loship là startup đầu tiên tại thị trường Đông Nam Á được Nhà đầu tư danh tiếng này rót vốn.
Ông Jaan Tallinn biết đến Loship qua lời giới thiệu của ông Vinnie Lauria - Nhà sáng lập Golden Gate Ventures - Quỹ Đầu tư mạo hiểm đã đầu tư vào Lozi (công ty chủ quản của Loship) từ vòng hạt giống năm 2015.
Chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của Lozi và sau này là Loship, Golden Gate Ventures đã giới thiệu Loship như một cơ hội đầu tư giàu tiềm năng cho MetaPlanet tại thị trường Đông Nam Á.
"Không quá khó để nhận ra tiềm năng phát triển của Loship", ông Jann Tallinn chia sẻ. "MetaPlanet đang đặc biệt quan tâm và có kế hoạch phân bổ đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, nơi đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất tốt. Và chúng tôi rất vui vì đã có khởi đầu rất hứa hẹn với Loship và Việt Nam".
Được biết, khoản đầu tư từ MetaPlanet là một phần trong kế hoạch gọi vốn Series C của Loship, diễn ra chỉ bốn tháng sau khi startup này công bố vòng vốn mới từ Vulpes Investment Management.
Đại diện Loship cho biết, nguồn vốn mới sẽ được sử dụng để mở rộng mạng lưới giao hàng, phát triển nhân sự, phát triển công nghệ và phát triển thị trường. Ngoài ra, startup này cũng sẽ tăng cường các chiến lược tiếp thị truyền thông để củng cố vị trí của Loship tại thị trường nội địa.
"Tôi hy vọng vòng đầu tư này của Loship sẽ là cầu nối, là bước đệm vững chắc đưa các tên tuổi công nghệ lớn trên thế giới đến gần hơn với thị trường Việt Nam, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp nước nhà", CEO Loship Nguyễn Hoàng Trung cho biết.
Tham vọng của Loship theo lời nhà sáng lập là xây dựng hình ảnh Loship như một "National Startup Hero" của Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh thị trường sẽ ngày một cạnh tranh gay gắt, những kinh nghiệm của Nhà đồng sáng lập Skype trong lĩnh vực công nghệ sẽ giúp Loship chinh phục thị trường Việt Nam.
"Chúng tôi biết phải làm những gì cho phát triển của Loship, và chỉ có 1% tham vọng của chúng tôi được thực hiện tính đến thời điểm này. Chúng tôi có niềm tin mãnh liệt vào những sự thay đổi lớn lao đang diễn ra tại Việt Nam. Những thay đổi này được diễn ra bởi những người Việt Nam tin rằng, mình có thể làm được", CEO Loship nhấn mạnh.
Loship khởi nguồn từ Lozi, ứng dụng giúp người dùng tìm kiếm địa điểm, nhà hàng ăn uống. Năm 2015, Lozi đổi sang mô hình thương mại điện tử C2C, và trở thành startup startup giao đồ ăn và thương mại điện tử giao hàng trong một giờ Loship vào năm 2017.
Đội ngũ Loship gồm hơn 70.000 tài xế và 200.000 đối tác cửa hàng phục vụ gần 2.000.000 khách hàng tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Trước đó, Loship đã gọi thành công vòng vốn Series A và B từ Smilegate Investment, Hana Financial Group, DTNI, Golden Gate Ventures,... Cuối năm 2020, Loship công bố vòng vốn mới do Vulpes Investment Management dẫn dắt, với sự tham gia của Daal Ventures, Wealth Well, Eucagi Ventures, KI Group, và Cựu CEO Starbucks.
Thành lập từ cuối năm 2019, TienNgay.vn (Tiện Ngay) là hệ thống dịch vụ tài chính đa tiện ích tiên phong tại Việt Nam với các sản phẩm Tài chính đa dạng, được “may đo” phù hợp với từng phân khúc khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ; TienNgay.vn hiện đạt quy mô hơn 40 phòng giao dịch tại Hà Nội; TP. HCM; Cần Thơ và một số tỉnh thành khác.
3 nhà sáng lập startup Việt được vinh danh gồm: ông Nghiêm Tiến Viễn (GoStream), ông Phạm Ngọc Anh Tùng (FoodMap), và ông Hoàng Tuấn Anh (nhà sáng chế ATM gạo).
Trải qua năm 2020 đầy sóng gió và thách thức, các startup như Base.vn, Loship hay 25 FIT đã chuyển mình ra sao? Đâu sẽ là chiến lược để các doanh nghiệp trẻ này tăng trưởng trong năm 2021?
Trên bước đường tạo ra những kỳ lân mới, lĩnh vực thanh toán, giáo dục, sức khỏe, cũng như các công nghệ mới nổi được kỳ vọng vun đắp cho "tổ" kỳ lân Việt Nam.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.