Quốc tế

Dòng vốn mạo hiểm đổ vào các nước ASEAN đạt mức cao chưa từng có

Hương Anh Thứ năm, 10/08/2017 - 11:11

Các nước ASEAN đang trên đà đạt được mức vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cao chưa từng có trong năm 2017.

Ảnh: Internet

Singapore đã công bố 711 giao dịch với tổng giá trị 7,305 tỷ USD kể từ năm 2012, tiếp đến là Indonesia với 285 thỏa thuận được công bố với tổng giá trị 3,477 tỷ USD cho cùng kỳ.

Từ đầu năm cho đến 31/7/2017, khu vực đã chốt được 244 thỏa thuận và tiếp tục hướng đến mức kế hoạch đã đặt ra là 422 giao dịch với tổng giá trị 9 tỷ USD trong năm nay. Với tổng vốn tài trợ gần 5 tỷ USD, khu vực Đông Nam Á đang chứng kiến nhiều khoản đầu tư mạo hiểm hơn bao giờ hết.

Năm 2016, các nước Đông Nam Á đã đạt được 343 hợp đồng đầu tư mạo hiểm, trị giá 3,1 tỷ USD. Dữ liệu này cho năm 2015 là 349 giao dịch.

Các công ty VC hàng đầu đầu tư vào khu vực này bao gồm 500 Startups, East Ventures, Golden Gate Ventures, CyberAgent Ventures, Wavemaker Partners và Gobi Partners.

Công ty 500 Startups đã tiến hành hoạt động hai quỹ - 500 Durians I và 500 Durians II - cùng với công ty lớn nhất của họ - Carousell, công ty có trụ sở ở Singapore và đã huy động được 42 triệu USD.

Nhà đầu tư East Ventures đứng thứ hai trong khu vực và đã tăng ký quỹ lần thứ năm vào tháng 1/2017. Các công ty đáng chú ý của East Ventures là cổng thông tin nhà ở 99.co và công ty truyền thông Tech in Asia, cũng như trang thương mại điện tử Tokopedia của Indonesia, trang này đã tăng vốn lên 247 triệu USD cho đến nay.

Quý II/2017 chứng kiến mức tăng vốn kỷ lục trong hệ sinh thái công nghệ Đông Nam Á, cả về khối lượng giao dịch và tổng giá trị thỏa thuận. Các công ty công nghệ Grab và Go-Jek chiếm đa số giao dịch trong năm nay. Grab đã huy động được khoản đầu tư series G trị giá 2 tỷ USD vào tháng 7, trong khi Go-Jek đã chốt khoản đầu tư series C trị giá 1,2 tỷ USD vào tháng 5.

Các giao dịch đáng chú ý khác bao gồm khoản đầu tư series E trị giá 550 triệu USD vào công ty khởi nghiệp Sea của Singapore, trước đây gọi là Garena, và Traveloka của Indonesia gọi được khoản vốn 500 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Expedia.

Trong khu vực Đông Nam Á, phần lớn nguồn vốn tiếp tục đổ về Singapore. Kể từ năm 2012, Singapore đã ghi nhận 700 thỏa thuận đầu tư mạo hiểm, nhiều nhất trong số các nước trong khu vực. Vị trí thứ hai thuộc về Indonesia, tiếp theo là các nước Malaysia, Việt Nam và Thái Lan. Sự gia tăng này bắt nguồn từ sự tăng trưởng kinh tế và sự lớn mạnh của tầng lớp trung lưu của các nước.

Theo báo cáo của CB Insights, các nhà đầu tư công nghệ đang tích cực quan tâm đến khu vực này. Bên cạnh đó, Ấn Độ và Trung Quốc cũng coi Đông Nam Á là vườn ươm công nghệ, ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư. 

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Tài chính -  1 giờ

Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Doanh nghiệp -  1 giờ

Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

Bất động sản -  1 giờ

EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

Tài chính -  5 giờ

MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Tài chính -  6 giờ

Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo

Doanh nghiệp -  7 giờ

MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC

Tài chính -  23 giờ

Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.