Bộ Công thương xốc lại các dự án nguồn điện
Đề án thí điểm điện gió ngoài khơi, cơ chế cho điện LNG, nghị định khuyến khích điện mặt trời mái nhà sẽ được Bộ Công thương xác định kế hoạch xây dựng cụ thể.
Kết quả thẩm tra dự thảo Luật Điện lực sửa đổi cho thấy vẫn còn lấn cấn trong lựa chọn phương án xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ.
Theo Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội, các nội dung quy định tại Điều 17 dự thảo Luật Điện lực sửa đổi về cơ chế xử lý đối với các dự án nguồn điện chậm tiến độ nằm ngoài nội dung của chính sách về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực.
Do đó, ủy ban này đề nghị giải trình, làm rõ sự cần thiết đưa quy định về xử lý các dự án chậm tiến độ vào Luật Điện lực sửa đổi hay nên quy định tại các nghị quyết chuyên biệt, văn bản chỉ đạo, điều hành để xử lý các tình huống cụ thể.
Bên cạnh đó, cơ quan thẩm tra đề nghị giải trình rõ việc bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về đầu tư đối với các cơ chế xử lý đối với các dự án này.
Trước đó, dự thảo Luật Điện lực sửa đổi đã đề cập tới cơ chế xử lý các dự án nguồn điện bị chậm tiến độ theo hình thức đầu tư, thời gian chậm.
Cụ thể, việc xử lý các dự án chậm tiến độ đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư công được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư tương ứng.
Đối với các dự án nguồn điện bị chậm tiến độ không thuộc dạng đối tác công tư, đầu tư công, phương án xử lý được bóc tách theo thời gian chậm.
Nếu chậm quá sáu tháng theo một trong các mốc tiến độ (quyết định đầu tư, khởi công công trình chính, đưa dự án vào sử dụng hoặc các mốc khác theo thỏa thuận) không được điều chỉnh tiến độ theo quy định pháp luật về đầu tư, sẽ xử phạt vi phạm hành chính. Chính phủ quy định chi tiết điểm này.
Nếu chậm quá 12 tháng theo một trong các mốc tiến độ (như ở trường hợp chậm quá 6 tháng nêu trên) và đã bị xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động của dự án. Số tiền bảo đảm thực hiện dự án nguồn điện chậm tiến độ chưa được hoàn trả phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Nhà đầu tư tự thanh lý dự án theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này.
Việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cũng theo dự thảo, trường hợp dự án bị chậm tiến độ đáp ứng điều kiện là dự án khẩn cấp quy định tại luật này, Thủ tướng chỉ định doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp thành viên do doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện dự án theo quy định.
Trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư, Bộ Công thương hoặc UBND cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng quyết định thay thế dự án bị chậm tiến độ bằng dự án khác theo quy định tương ứng.
Trong tờ trình gửi Quốc hội về dự án Luật Điện lực sửa đổi thời điểm tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực chưa có quy định các mốc tiến độ của dự án nguồn điện, các cơ chế xử lý đặc thù đối với dự án chậm tiến độ.
Sau khi dự án nguồn điện bị xử lý theo quy định của Luật Điện lực thì việc thực hiện xử lý tiếp theo quy định tại Luật Đầu tư, Luật Đất đai. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện thủ tục này chưa quyết liệt từ các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương và trung ương.
Vì vậy, trong dự thảo Luật Điện lực sửa đổi đã bổ sung quy định tiến độ dự án nguồn điện, các trường hợp được điều chỉnh tiến độ, cơ chế xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ nhằm quy định xử lý các dự án chậm, trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước, cũng như đưa ra biện pháp xử lý các dự án điện chậm tiến độ, đề xuất thu hồi dự án theo Luật Đầu tư, Luật Đất đai.
Thực tế, việc chậm tiến độ kéo dài các dự án nguồn điện trọng điểm đã được chỉ rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng chủ thể tham gia (từ cơ quan đầu ngành tới các chủ đầu tư nguồn điện lớn như EVN hay PVN) sau quá trình thực hiện quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh.
Kèm theo đó là nguy cơ thiếu điện luôn thường trực, cảnh báo từ Bắc vào Nam, bởi phần lớn trong số này đều là các nhà máy điện than, điện khí – vốn giữ vai trò chạy nền, then chốt trong đảm bảo an toan cung ứng điện quốc gia.
Dẫu vậy, vì nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, tình cảnh chậm triển khai vẫn chưa được xử lý triệt để - bất chấp nhu cầu điện cho nội tại nền kinh tế ngày càng gia tăng.
Cách đây gần một tháng, Chính phủ đã yêu cầu xử lý dứt điểm vướng mắc các dự án năng lượng.
Cụ thể, tại phiên họp lần thứ ba Ban chỉ đạo nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan tập trung giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, đẩy nhanh tiến độ các đề án, dự án để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Liên quan đến điện khí – với vướng mắc chung về cơ chế cam kết sản lượng và cơ chế giá giữa điện – khí, Thủ tướng đã giao Bộ Công thương nghiên cứu đề xuất thể chế hóa để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tế đối với các dự án điện khí trong quá trình soạn thảo Luật Điện lực sửa đổi.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Công thương khẩn trương có tờ trình một luật sửa nhiều luật gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Đồng thời, Phó thủ thướng giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tư pháp chỉ đạo các địa phương, chủ đầu tư rà soát, báo cáo thống kê cụ thể từng dự án chậm tiến độ, thời gian và nguyên nhân chậm để tổng hợp, đề xuất phương án, cấp thẩm quyền xử lý.
Trong đó, xem xét phương án thu hồi dự án theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng.
Tháng 12/2023, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 937 giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giao đoạn 2016-2021. Nghị quyết đã chỉ ra 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ giai đoạn 2016 - 2021. Điển hình một số như: chuỗi khí – điện Lô B, kho LNG Sơn Mỹ (Liên doanh PVGas – AES thực hiện); Trung tâm điện lực Sơn Mỹ (tổ hợp nhà đầu tư EDF – Sojitz – Kyushu - Tập đoàn Thái Bình Dương); Nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất (Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn); Thủy điện Hòa Bình mở rộng (EVN); Thủy điện Hồi Xuân (Công ty CP Đầu tư và xây dựng điện Hồi Xuân VNECO).
Đề án thí điểm điện gió ngoài khơi, cơ chế cho điện LNG, nghị định khuyến khích điện mặt trời mái nhà sẽ được Bộ Công thương xác định kế hoạch xây dựng cụ thể.
Thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại những vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được.
Nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ, hệ thống truyền tải điện để giải tỏa công suất phát triển không kịp với năng lượng tái tạo cũng như nhiên liệu cho phát điện phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đang gia tăng rủi ro cho an ninh năng lượng.
Người lao động thế hệ Z không chỉ tìm kiếm công việc mà đòi hỏi môi trường linh hoạt và cơ hội phát triển bản thân liên tục.
Thấu hiểu và tận dụng những thế mạnh của gen Z, các tổ chức không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn thúc đẩy thế hệ người lao động mới phát triển.
Trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao theo đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao có thể được ưu đãi tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp hơn ít nhất 1%/năm.
Công ty CP Nghị Lực Sống vừa ký hợp tác cùng BigHeart MCN nhằm đồng hành hỗ trợ cộng đồng yếu thế làm kinh doanh trên nền tảng số.
Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024 do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên bản đồ thế giới.
Những vị khách du lịch gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới trong thời đại số, khi tận dụng công nghệ để tối ưu hóa trải nghiệm.
Tổng công ty Phân bón và hóa chất Dầu khí (PVFCCo) được công nhận là “Thương hiệu quốc gia” năm 2024, với hai sản phẩm Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ.