Thủ tướng: Không để thiếu điện trong bất kỳ hoàn cảnh nào
Các báo cáo cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng, song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng thiếu điện vào năm 2025, nhấn mạnh sự cần thiết phải chuẩn bị từ sớm để bảo đảm cung ứng năng lượng.
Trong cuộc họp sáng 19/10 tại trụ sở Chính phủ với sự tham gia của lãnh đạo các bộ, ngành và tập đoàn năng lượng, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Với mỗi 1% tăng trưởng GDP, nhu cầu điện tăng tương ứng 1,5%. Năm 2024, Việt Nam dự kiến tăng trưởng trên 7%, kéo theo mức tăng nhu cầu điện ít nhất 10%.
Thủ tướng nhấn mạnh bài học từ năm 2023 khi thiếu điện cục bộ đã xảy ra tại một số khu vực, dù tổng thể nguồn điện không thiếu, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, cũng như gây lo ngại cho nhà đầu tư.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết trong chín tháng đầu năm 2024, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 232,8 tỷ kWh, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, trong khi điện thương phẩm đạt hơn 208 tỷ kWh.
Tập đoàn khẳng định tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp mà Thủ tướng giao để đảm bảo cung cấp đủ điện các tháng cuối năm 2024, với điện sản xuất và nhậu khẩu đạt hơn 77 tỷ kWh; điện thương phẩm ước đạt 67,7% tỷ kWh.
Tuy nhiên, EVN cảnh báo khả năng căng thẳng nguồn cung vào cao điểm mùa khô tại miền Bắc nếu nhu cầu tăng đột biến.
Năm tới, với nhu cầu điện tăng khoảng 12-13%, cần phải tăng thêm 2.200- 2.500MW công suất, Thủ tướng cho rằng đây không phải là vấn đề lớn và yêu cầu dứt khoát không được để thiếu điện với các giải pháp cụ thể.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương triển khai thực hiện hiệu quả nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp đã được Chính phủ ban hành
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm việc bảo đảm đủ nguyên liệu cho sản xuất điện, tăng cường khai thác than trong nước và nhập khẩu từ Lào để giảm phụ thuộc vào các nguồn khác.
Về nhập khẩu điện, Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đường dây từ Lào và Trung Quốc. Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên phải hoàn thành trong sáu tháng, trong khi đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống cần hoàn thành trong năm 2024.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 và sửa đổi các thông tư liên quan.
Với giai đoạn 2026-2030, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty căn cứ ước tính nhu cầu điện tăng khoảng 12-14% để xây dựng, triển khai các kịch bản về nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và giá điện phù hợp, với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Trong đó, Thủ tướng lưu ý một số nội dung cụ thể liên quan việc đa dạng hóa các nguồn điện, bảo đảm các nguồn điện nền, chuyển dần từ điện than sang sản xuất điện sạch, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.
Cùng với đó, hình thành và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, tích cực phát triển hệ thống tích điện, phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan các dự án điện tái tạo đang gặp vướng mắc.
Liên quan đến điện khí, Thủ tướng yêu cầu đón dòng khí đầu tiên từ dự án khí Lô B-Ô Môn vào cuối năm 2026.
Các báo cáo cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng, song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả.
Nhu cầu của bất kỳ nhà đầu tư nào là sự ổn định của nguồn cung cấp năng lượng và khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo ngay lập tức.
Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước liên quan nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.