Luật Điện lực sửa đổi tạo không gian pháp lý mới cho năng lượng

Trình Tiêu Chủ nhật, 08/09/2024 - 09:14

Thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại những vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được.

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) gồm 9 chương, 119 điều hướng đến xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hóa hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh, ông Tạ Đình Thi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho biết tại hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) ngày 6/9.

Trước đó, ngày 5/7/2024, Bộ Công thương đã trình Chính phủ Luật Điện lực (sửa đổi) tại Tờ trình số 4742/TTr-BCT.

Điều chỉnh giá điện theo thị trường

Dưới góc độ của doanh nghiệp sản xuất, mua bán lẻ điện, người sử dụng điện; góc nhìn của chuyên gia năng lượng, sửa Luật Điện lực là đặc biệt cần thiết, đảm bảo nguồn điện ổn định, đưa giá điện tiệm cận thị trường, đảm bảo an ninh năng lượng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong tương lai.

Theo nhiều ý kiến, tại Điều 16, Khoản 3, Mục e của dự thảo, không thể quy định “Các dự án nguồn điện, lưới điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất, kinh doanh 5 năm của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập” được lựa chọn nhà đầu tư không qua đấu thầu. Bởi thực tế là “các doanh nghiệp do Chính phủ quyết định thành lập” cũng cần/phải bình đẳng trước Luật Đấu thầu.

Đồng thời với sửa Luật Điện lực, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và điện mặt trời Bình Thuận nhấn mạnh sự cần thiết của việc điều chỉnh lại quy hoạch điện VIII, điều này đặc biệt cần thiết trong bối cảnh thiếu điện trong tương lai nếu không điều chỉnh giá điện theo thị trường.

Nhu cầu ngày càng tăng, tình trạng thiếu điện cục bộ, từng xảy ra ở miền Bắc năm 2023, có thể tái diễn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.

Theo quy hoạch điện VIII, hệ thống cần đạt tổng công suất 150.489MW vào năm 2030 để đáp ứng nhu cầu điện, nhưng đến nay mới chỉ đạt 80.000MW. Điều này, theo ông Thịnh, trong năm năm tới, các doanh nghiệp phải sản xuất thêm 70.000MW mới có thể đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế.

“Việc đưa giá điện về theo cơ chế thị trường là yếu tố then chốt”, ông Thịnh nói. Hiện nay, giá điện chưa phản ánh đúng chi phí sản xuất khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn, không đủ nguồn lực để đầu tư mới và mở rộng quy mô công suất, từ đó dẫn đến khả năng thiếu điện trong tương lai.

Chi tiết hóa chính sách điện mặt trời tự sản, tự tiêu và lưu trữ

Phát triển năng lượng tái tạo ngày càng trở nên cấp thiết, hệ thống điện mặt trời tự sản tự tiêu và hệ thống lưu trữ năng lượng đang đóng vai trò quan trọng trong ổn định hệ thống, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.

Hợp tác đa bên về điện mặt trời mái nhà là một khía cạnh cần được nhấn mạnh trong Luật Điện lực mới. Ảnh: Hoàng Anh

Nhiều ý kiến đề xuất cơ quan soạn thảo cần có chính sách rõ ràng về năng lượng điện như phân rõ cấp độ đối với hệ thống mặt trời áp mái tự sử dụng, tự sản tự tiêu và đối tượng đầu tư sử dụng để đơn giản hóa thủ tục đăng ký thực hiện và quản lý hành chính.

Tại Chương III: Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới, ông Phạm Đăng An, Phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy Group cho rằng, các nội dung cần tập trung vào việc triển khai và chi tiết hóa các chính sách điện mặt trời tự sản tự tiêu và hệ thống lưu trữ năng lượng.

Gần đây, các cơ quan ban ngành đã kiến nghị những vấn đề quan trọng khi đưa ra định nghĩa và quy định cụ thể về điện mặt trời tự sản tự tiêu: Điện tự sản tự tiêu là điện được sản xuất và tiêu thụ bởi cùng một tổ chức hoặc cá nhân để phục vụ nhu cầu tại chỗ, với lượng điện dư phát lên lưới không vượt quá 20% công suất lắp đặt tại miền Bắc và 10% tại miền Nam.

Quy định này, theo ông An, tạo cơ sở pháp lý vững chắc và mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu 100% sử dụng năng lượng tái tạo.

Khi kết hợp với chứng chỉ năng lượng tái tạo (I-RECs) để đáp ứng được mục tiêu kể trên và đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và bền vững theo Đạo luật cạnh tranh sạch (Clean Competition Act) của Mỹ hay cơ chế biên giới carbon (Carbon Border Adjustment Mechanism) của EU.

Phó tổng giám đốc công ty Vũ Phong cho rằng: "Hợp tác đa bên dành cho điện mặt trời mái nhà là một khía cạnh cần được nhấn mạnh".

"Dự luật đã bao gồm các phần đề cập việc bán buôn điện giữa các bên thứ ba, nhưng cần bổ sung thêm các quy định cụ thể để khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư vào lĩnh vực này", ông An tham vấn.

Cho phép các nhà đầu tư thứ ba tham gia thông qua các mô hình hợp tác như hợp đồng mua bán điện (PPA) sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính cần thiết, giảm thiểu áp lực về dòng tiền và thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo.

Việc cho phép này, theo ông An là "đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các doanh nghiệp đang hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo và cần những giải pháp tài chính linh hoạt để thực hiện chuyển dịch xanh".

Cũng theo ông An, việc chi tiết hóa các nghị định và thông tư liên quan, như thủ tục đấu nối, tiêu chuẩn an toàn và phòng cháy chữa cháy là rất cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho hệ thống điện quốc gia và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, đồng thời giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích từ các dự án năng lượng tái tạo.

Thế nhưng, hệ thống lưu trữ năng lượng lại là vấn đề khác, khi đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa và ổn định nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Việc phát triển các hệ thống lưu trữ không chỉ giúp giảm áp lực lên lưới điện quốc gia mà còn đảm bảo cung cấp điện liên tục và ổn định.

"Nhà nước cần hỗ trợ tài chính và phát triển các quy chuẩn kỹ thuật để đảm bảo chất lượng và an toàn cho các hệ thống này", ông An đề xuất từ góc độ doanh nghiệp đã và đang đồng hành cùng các doanh nghiệp trên hành trình chuyển dịch xanh hướng tới 100% sử dụng năng lượng tái tạo.

Luật Điện lực năm 2004, sau gần 20 năm triển khai thi hành và qua ba lần sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2012, 2018 và 2022, đến nay cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung nhằm kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong hoạt động điện lực.

Ba nhóm chính sách quan trọng trong phát triển điện lực

Nhóm chính sách lớn nhất, quan trọng nhất, khó khăn nhất là phát triển thị trường điện theo thể chế kinh tế thị trường, cạnh tranh, minh bạch từ lựa chọn các nhà đầu tư dự án điện đến phương án tính giá điện bán cho người dùng.

Nhóm chính sách nhằm chuyển đổi nguồn điện năng lượng hoá thạch sang điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới; giảm bớt tác động tiêu cực trong quá trình chuyển đổi năng lượng đối với doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế.

Nhóm chính sách liên quan đến hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, làm chủ, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số đối với ngành công nghiệp điện lực; hình thành các trung tâm công nghiệp điện năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi.

Nguồn: Kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 15/7/2024 về việc cho ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).


Bộ Công thương đề xuất sửa biểu giá điện, xóa bù chéo

Bộ Công thương đề xuất sửa biểu giá điện, xóa bù chéo

Tiêu điểm -  3 tháng

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định không có bất cập trong điều hành giá điện, các chính sách giá điện được tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Tính đúng, tính đủ cho giá điện

Tính đúng, tính đủ cho giá điện

Tiêu điểm -  3 tháng

Ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam đang hướng đến lộ trình của một nền kinh tế thị trường, nhưng cần tính đúng, tính đủ cho giá điện để thu hút đầu tư.

Ước tính giá điện sản xuất kinh doanh tăng gấp rưỡi hai năm tới

Ước tính giá điện sản xuất kinh doanh tăng gấp rưỡi hai năm tới

Tiêu điểm -  1 năm

Tăng tỷ lệ nhà máy điện tham gia thị trường điện có thể giúp giảm mức độ tăng giá điện, theo nghiên cứu từ VIETSE.

Thúc đẩy thu hút FDI chất lượng cao vào TP. HCM

Thúc đẩy thu hút FDI chất lượng cao vào TP. HCM

Tiêu điểm -  41 phút

Bên cạnh thu hút FDI chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt, hợp tác giữa Ngân hàng UOB và TP. HCM còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở rộng ra quốc tế.

PGBank bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hương làm tổng giám đốc

PGBank bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hương làm tổng giám đốc

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Ông Hương được bổ nhiệm vị trí tổng giám đốc PGBank chỉ sau vài tháng giữ chức quyền tổng giám đốc ngân hàng này.

Thu nhập cao cũng không thể mua nhà

Thu nhập cao cũng không thể mua nhà

Bất động sản -  1 giờ

Ngay cả nhóm người dân có thu nhập cao tại các thành phố lớn, chiếm 20% dân số cả nước, cũng gặp khó khăn trong việc mua nhà.

Tái khởi động điện hạt nhân: Cần tiếp tục sửa luật và quy hoạch điện

Tái khởi động điện hạt nhân: Cần tiếp tục sửa luật và quy hoạch điện

Tiêu điểm -  1 giờ

Việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận dự kiến đòi hỏi sửa Luật Năng lượng nguyên tử, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.

Tầm nhìn của ngân hàng trong kỷ nguyên đầu tư mới

Tầm nhìn của ngân hàng trong kỷ nguyên đầu tư mới

Leader talk -  1 giờ

Nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục khởi sắc trong năm 2025, với ngành tài chính ngân hàng giữ vai trò “xương sống”, đóng góp quan trọng cho sự phát triển.

Điều ít người biết về chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2024

Điều ít người biết về chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2024

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Trước khi đoạt Giải Chính VinFuture 2024, ông Jensen Huang, CEO Nvidia, đã nổi danh toàn cầu với những bộ xử lý đồ họa (GPU) mạnh nhất, thúc đẩy AI và cải thiện cuộc sống hàng tỷ người.

Chi tiêu thẻ thông thái, mặc sức tận hưởng và nâng tầm trải nghiệm

Chi tiêu thẻ thông thái, mặc sức tận hưởng và nâng tầm trải nghiệm

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Chiếc thẻ tín dụng không chỉ đơn thuần là một phương tiện thanh toán, mà còn là chiếc chìa khóa mở ra thế giới trải nghiệm đa sắc cho chủ thẻ.