Quốc tế
Du lịch Thái Lan bắt đầu điêu đứng vì ít khách Trung Quốc
Sự phụ thuộc quá lớn vào lượng khách đến từ Trung Quốc đang khiến không ít khách sạn tại đây "vỡ mộng", phải rao bán tìm chủ mới.
Hạ cánh xuống sân bay quốc tế Don Mueang tại Bangkok (Thái Lan), Dung hòa mình vào dòng người, đi đến khu vực lấy hành lý. Tiếng thông báo chuyến bay hòa lẫn cùng tiếng người nói chuyện rôm rả nhưng điều khiến cô chú ý chính là những du khách Trung Quốc.
Họ nói chuyện khá to dọc hành lang và thậm chí ở cả khu vực lấy hành lý. Cô bất chợt nhận ra rằng khá nhiều người Trung Quốc bay cùng chuyến với mình nhờ vào chiếc mũ của đơn vị làm tour.
Thế nhưng, sự bất chợt ấy đã chuyển hóa thành bất ngờ khi cô tới những địa điểm tham quan những ngày sau đó. “Rất nhiều người Trung Quốc đến đây khi những đoàn xe dài có chữ Trung liên tục vào bến đỗ. Họ đi theo từng nhóm lớn và đôi khi khá ồn ào”, Dung chia sẻ.
“Các biển báo, chỉ dẫn và thậm chí là tiếng loa thông báo tại hầu hết địa điểm du lịch đều bằng tiếng Trung. Du khách Trung Quốc đông đến nỗi không ít lần mình cảm thấy như đang đi du lịch Trung Quốc”.
Theo số liệu từ chính phủ Thái Lan được đưa tin bởi Bloomberg, du khách Trung Quốc hiện đóng góp khoảng 1/3 trong 65 tỷ USD chi tiêu của khách nước ngoài tại quốc gia này trong năm nay.
Năm 2017, lượng khách Trung Quốc đến Thái Lan tăng gần 12% và chi tiêu của những vị khách này tăng tới 15% so với năm trước đó, theo số liệu dẫn bởi Xinhua.
Du lịch và các ngành liên quan đóng góp khoảng 20-30% GDP của xứ sở chùa Vàng nhưng lượng du khách Trung Quốc sụt giảm những tháng gần đây khiến doanh thu của không ít công ty lao đao, thậm chí ngành công nghiệp khách sạn Thái Lan đang phải đối mặt với cú rung chuyển trước viễn cảnh thiếu tươi sáng.
Thông tin từ Bloomberg cho biết số lượng khách Trung Quốc tới Thái Lan giảm 12% trong tháng 8, mức giảm mạnh nhất trong khoảng 1 năm qua, kéo tổng lượng du khách nước ngoài trong tháng xuống gần mức thấp nhất 16 tháng.
Một số vụ việc gần đây, bao gồm tai nạn chìm tàu khiến 47 người chết đã khiến không ít người cân nhắc về địa điểm này.
Điều này khiến không ít khách sạn nhỏ tại Chiang Mai rao bán để tìm chủ mới dù đây là một trong những cái tên hấp dẫn khách du lịch đến với Thái Lan. Các đại lý bất động sản cho biết số thương vụ mua bán đang lớn bất thường trong bối cảnh nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ bị tác động xấu bởi tình trạng sụt giảm du khách.
Hơn 10 website về bất động sản Chiang Mai đã xuất hiện các bài đăng bán khách sạn với hàng loạt mức giá. Một số khách sạn loại nhỏ theo phong cách nghệ thuật có thể bán với giá hơn 50 triệu Baht (tương đương khoảng 1,52 triệu USD) nhưng cũng có thể chỉ dừng lại ở vài triệu Baht.
Những khách sạn nhỏ tại thành phố này được dựng lên cách đây vài năm nhờ vào triển vọng bùng nổ du lịch.
“Tuy vậy, không ít người phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ lượng khách giảm, đặc biệt là số khách Trung Quốc trước khi có thể hòa vốn. Chủ khách sạn buộc lòng dừng kinh doanh vì không thể chịu thêm tác động”, Asian Nikkei Review dẫn lời một đại lý bất động sản địa phương.
Lượng khách du lịch từ Trung Quốc đã giảm mạnh mẽ sau sự kiện lật tàu tại Phuket tháng 7 vừa qua khi rất nhiều nạn nhân đến từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Không lâu sau, đoạn video một nhân viên người Thái tát khách du lịch Trung Quốc tại sân bay quốc tế Don Mueang (Bangkok) cũng lan truyền trên mạng, gây ra những ảnh hưởng không tốt.
Vị Chủ tịch Hội đồng Du lịch Thái Lan cho biết với Asian Nikkei Review: “Nhiều khách sạn và nhà hàng tại các địa điểm nổi tiếng như Phuket hay Chiang Mai đang phải đối mặt với sự sụt giảm trong bối cảnh các chuyến bay của đoàn khách Trung Quốc sụt giảm tới một nửa từ tháng 7 vừa qua”.
Bên cạnh khách sạn hay nhà hàng, ngành hàng không của Thái cũng không tránh khỏi việc sụt giảm liên quan đến lượng khách Trung Quốc. Trong quý III/2018, hãng hàng không quốc gia Thai Airways có mức lỗ cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái khi chạm mức 3,7 tỷ Baht (tương đương 112 triệu USD).
Asia Aviation cũng trong tình trạng tương tự khi lỗ 358 triệu baht (11 triệu USD) trong quý vừa qua trong khi cùng kỳ năm ngoái, hãng này ghi nhận lợi nhuận 260 triệu Baht (7 triệu USD).
Mới đây, Thái Lan đã phê chuẩn bãi bỏ phí thị thực 2.000 Baht tại cửa khẩu đối với du khách đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả Trung Quốc trong tháng 12 và tháng 1 năm sau.
Tuy vậy, điều quan trọng là làm sao giảm bớt sự phụ thuộc vào du khách Trung Quốc, thu hút thêm khách du lịch các quốc gia khác nhằm đảm bảo sự phát triển dài hạn.
Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, trong khi lượng khách Trung Quốc giảm 15% hồi tháng 9, số du khách từ các địa điểm khác gia tăng đáng kể, ví dụ như Malaysia (40,1%), Việt Nam (11,8%), Lào (9,5%) hay Ấn Độ (5,5%).
Cơ quan này cho biết trong thời gian tới sẽ tập trung vào du khách châu Âu, Đông Nam Á và Ấn Độ nhằm tiếp cận sức tiêu dùng mạnh mẽ hơn.
Tình trạng đang diễn ra tại Thái Lan có thể xem là hồi chuông thúc giục Việt Nam nhanh chóng có những biện pháp ứng phó với khả năng tương tự trong tương lai khi Việt Nam cũng là một trong những địa điểm có đông du khách Trung Quốc.
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm ngoái có hơn 4 triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam, tăng tới 48,6% so với năm trước đó. 10 tháng đầu năm 2018, khách du lịch Trung Quốc tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ với tổng cộng 4,2 triệu lượt, tăng khoảng 29% so với cùng kỳ năm trước và chiếm khoảng 1/3 tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Các hãng lữ hành, khách sạn đón khách Trung Quốc mừng ra mặt, nhưng các cơ quan quản lý, thậm chí những người trong ngành du lịch lại lo ngại vì sự phụ thuộc quá lớn vào nguồn khách của quốc gia này, gây ra nhiều tình trạng lo ngại như sự xuất hiện trở lại của những "tour 0 đồng".
Rõ ràng, việc ứng phó với sự phụ thuộc trên cần một chiến lược dài hạn cũng như sự tham gia đồng bộ của các thành phần.
Loay hoay đối phó với vấn nạn 'tour 0 đồng' của lữ hành Trung Quốc
Du lịch xứ sở 'hoa vàng trên cỏ xanh' chìm trong giấc ngủ dài
Thu hút những người thích xê dịch bằng cảnh đẹp mê hồn trong bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" của đạo diễn Victor Vũ nhưng du lịch Phú Yên vẫn như nàng công chúa ngủ quên và chờ những chàng hoàng tử đến đánh thức.
Việt Nam trở thành cường quốc du lịch của thế giới, tại sao không?
Nhân Hội nghị Bất động sản quốc tế IREC 2018 với chủ đề "Việt Nam: Thế giới của cơ hội", khi được TheLEADER hỏi về cơ hội phát triển cho Việt Nam, ông Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO bày tỏ khát vọng Việt Nam trở thành cường quốc du lịch của thế giới với doanh thu 100 tỷ USD đóng góp vào GDP.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.