Phát triển bền vững

Đưa mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải rắn

Nhã Nam Thứ tư, 21/08/2019 - 15:31

Hiện nay, việc áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn đô thị tại một số quốc gia trên thế giới đã mang lại hiệu quả lớn.

Nhiều cửa hàng tại Việt Nam đang dùng túi giấy thay vì túi ni lông dùng 1 lần.

Không khó để nhận thấy, cùng với việc tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Việt Nam đang ngày càng lớn với thành phần ngày càng phức tạp.

Hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn là vấn đề lớn đối với các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương.

Tuy nhiên, ngoài việc tuyên truyền phân loại rác tại nguồn, tìm giải pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn ngoài môi trường hiện nay, thì việc giảm thiểu sử dụng các sản phẩm, nguyên liệu không thân thiện môi trường hay không thể tái sử dụng, cũng là một khía cạnh quan trọng trong bài toán về chất thải rắn.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, nhiều quán cà phê, trà sữa, quán ăn đang có xu hướng giảm thiểu hoặc loại bỏ các ống hút nhựa, cốc nhựa,… dùng 1 lần, thay vào đó là các sản phẩm thân thiện với môi trường được làm từ giấy, tre, gạo...

Hay nhiều cửa hàng quần áo, cửa hàng tiện lợi, siêu thị đã dùng túi vải thay vì túi ni lông dùng 1 lần.

Thực tế, sau nhiều năm phát động phong trào, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, nhiều người Việt đang bắt đầu sở hữu tư duy ‘sống xanh’ và hiện đại. Họ có xu hướng dần thay đổi thói quen sinh hoạt để góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường.

Nhiều doanh nghiệp cũng bắt đầu sản xuất, kinh doanh các sản phẩm ‘xanh’ hay các sản phẩm tái chế (CE), và đang được bộ phận người tiêu dùng đón nhận, mặc dù thị trường còn rất nhỏ.

Đồng thời, một số bộ, ngành như Bộ Công thương, Bộ Y tế vào tháng 7 vừa qua cũng đã ban hành các chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong các đơn vị mà các Bộ quản lý.

Cách tiếp cận mới

“Coi rác thải là nguồn tài nguyên, quản lý chất thải rắn phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tuần hoàn”, đây là cách tiếp cận mới trong quản lý mà Bộ Tài nguyên và môi trường đã đưa ra tại hội thảo quốc tế ‘Quản lý chất thải rắn đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tuần hoàn’ mới đây, nhằm giảm thiểu lượng chất thải rắn được thải ra môi trường.

Nếu như kinh tế sản xuất thông thường bắt đầu từ khai thác tài nguyên, sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng là thải bỏ, kinh tế tuần hoàn hướng tới khôi phục và tái tạo để sản xuất các sản phẩm khác, qua đó tận dụng được nguồn nguyên vật liệu đã qua sử dụng thay vì tiêu tốn chi phí khai thác tài nguyên mới và chi phí xử lý chất thải.

Vì vậy, việc phát triển kinh tế tuần hoàn, trong đó chú trọng tái sử dụng các phế liệu và rác thải, được đánh giá là giải pháp có thể giúp các nước phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

Hiện nay, việc áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn đô thị tại một số quốc gia trên thế giới đã mang lại hiệu quả lớn.

Ông Sunil Herat, Phó Giáo sư về quản lý chất thải của Trường Kỹ thuật và Môi trường Xây dựng thuộc Đại học Griffith (Brisbane, Australia) cho rằng, việc tách rời tăng trưởng kinh tế khỏi tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và chất thải là ưu tiên hàng đầu của các nước đang phát triển.

Cách tiếp cận 3R (3R - tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu) là một công cụ chính sách quan trọng để đạt được kết quả này. Một số nước đã áp dụng chiến lược 3R quốc gia và các luật, quy định, các chương trình có liên quan.

Đưa mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải rắn
Adidas Parley được tạo ra từ các chai nhựa tái chế. (Nguồn: Adidas)

Ông Sunil Herat khuyến nghị, để hỗ trợ cho nền kinh tế tuần hoàn, chúng ta có thể tăng thời gian sử dụng của sản phẩm thông qua việc thuê dịch vụ của nhà sản xuất thay vì mua sắm; giảm việc sử dụng các vật liệu độc hại hoặc khó tái chế; tạo thị trường cho vật liệu tái chế.

Đồng thời, tạo điều kiện cho các cụm công nghiệp trao đổi các sản phẩm phụ để ngăn chặn chúng trở thành chất thải (công nghiệp cộng sinh).

Ông Jorg Ruger, phụ trách ban Môi trường của Đại sứ quán Đức cho biết, Việt Nam hiện ở tình trạng giống Đức năm 1972 khi nước này có 50.000 bãi chôn lấp rác.

Tuy nhiên, sau khi nhận thấy hệ luy nghiêm trọng từ việc chôn lấp, Đức đã thực hiện nghiêm quy định phân loại rác tại nguồn, tái chế rác và chỉ cho chôn lấp những loại rác không thể tái sử dụng. Đồng thời, người gây ô nhiễm phải trả tiền; mỗi cá nhân, tổ chức phải đóng phí tùy theo mức độ xả rác.

Chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc, Tiến sỹ Kim In Hwan, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc cho biết, lượng rác thải chôn lấp ở nước này giảm từ 96% xuống còn 13% trong giai đoạn năm 1982 - 2013, đồng thời tỷ lệ tái chế tăng mạnh.

"Chúng tôi đã ban hành đạo luật khung về tuần hoàn tài nguyên, trong đó quy định mức phí chôn lấp rác cao với mục đích khuyến khích tái chế rác", theo ông Kim In Hwan.

Chiến lược giảm thiểu chất thải của Hàn Quốc bao gồm hệ thống thu phí dựa trên khối lượng, hạn chế sử dụng các sản phẩm dùng một lần, vật liệu đóng gói, không cung cấp miễn phí các đồ dùng một lần trong khách sạn, nhà hàng, cửa hàng mua sắm; giới hạn không gian trống sau khi đóng gói và số lớp đóng gói trong hộp; các gia đình phải mua các túi chỉ để đựng rác theo phân loại, tập kết ở nơi thu gom nên hạn chế được lượng rác thải.

"Nhà nào xả rác nhiều thì phải mua nhiều túi. Tương tự, các nhà sản xuất cũng được giao trách nhiệm thu gom, tái chế sản phẩm của mình. Đơn vị nào không thực hiện sẽ bị áp chế tài với phụ phí lên tới 30%", theo ông Kim In Hwan.

Tình trạng báo động về chất thải rắn

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và môi trường, trung bình mỗi năm, Việt Nam có tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khoảng hơn 24,5 triệu tấn; chất thải rắn công nghiệp 8,1 triệu tấn và khoảng 800.000 tấn chất thải nguy hại.

Chất thải rắn sinh hoạt đô thị vào năm 2015 đã tăng gấp 1,6 lần so với năm 2010. Dự báo, năm 2020 sẽ tăng gấp 2,37 lần và năm 2025 là 3,2 lần so với năm 2010.

Bình quân chất thải rắn/đầu người vào năm 2009 là 0,95kg/người/ngày, sẽ tăng lên l,6kg/người/ngày vào năm 2025.

Đáng chú ý là tình trạng rác thải nhựa ở các thành phố lớn. Như TP.HCM có khoảng 250.000 tấn/ năm, trong đó 48.000 tấn chôn xuống đất và có khoảng 200.000 tấn tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường.

Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam là một trong 4 nước phát sinh rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới, với số lượng 280.000 tấn/ năm; trong đó 70% được xử lý bằng phương pháp chôn lấp dẫn đến tốn diện tích đất và gây ô nhiễm môi trường.

Ba bộ chung tay loại bỏ túi ni lông

Ba bộ chung tay loại bỏ túi ni lông

Phát triển bền vững -  5 năm

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ đã trả lời bằng văn bản đối với chất vấn của đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) về các giải pháp khắc phục, đẩy lùi rác thải nhựa.

TTC Land bắt tay công ty Hà Lan xây nhà máy xử lý rác thải nhựa ở Phú Quốc

TTC Land bắt tay công ty Hà Lan xây nhà máy xử lý rác thải nhựa ở Phú Quốc

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Rác thải nhựa trên đảo Phú Quốc sẽ được tái chế bởi Upp!UpCycling Plastic - một doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ môi trường của Hà Lan, nhằm tạo ra vật liệu sản xuất phục vụ cho chính các công trình tại đảo này.

Chuyên gia Phần Lan hiến kế giúp Việt Nam biến rác thải thành nguồn tài nguyên quý

Chuyên gia Phần Lan hiến kế giúp Việt Nam biến rác thải thành nguồn tài nguyên quý

Phát triển bền vững -  5 năm

Trong khi rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và nông nghiệp đã trở thành một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam, nhiều quốc gia ở châu Âu, trong đó có Phần Lan lại xem đây là một nguồn tài nguyên quý báu đặc biệt trong ngành sản xuất điện.

Đề xuất xây trung tâm nghiên cứu quốc tế tại Việt Nam về rác thải nhựa

Đề xuất xây trung tâm nghiên cứu quốc tế tại Việt Nam về rác thải nhựa

Phát triển bền vững -  6 năm

Thói quen sinh hoạt gắn liền với túi nilon và đồ nhựa của con người đang vô tình góp phần vào việc hủy hoại môi trường sống. Một trong những thách thức lớn đối với cộng đồng thế giới hiện nay là chất thải nhựa, trong đó, Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".