Phát triển bền vững

Phế liệu nhựa tràn về Việt Nam sau lệnh cấm của Trung Quốc

Phương Anh Thứ tư, 10/07/2019 - 17:24

Sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu chất thải nhựa, Việt Nam đã trở thành một trong những "điểm nóng" thế giới về nhập khẩu nhựa phế liệu.

Việt Nam là thị trường nhập khẩu phế liệu nhựa lớn thứ 3 thế giới giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2018 với khối lượng 443.600 tấn, đứng sau Malaysia và Thái Lan, theo dữ liệu từ The Guardian.

Trong giai đoạn từ giữa năm 2017 tới giữa năm 2018, khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia, Việt Nam và Thái Lan là những thị trường nhập khẩu nhựa phế liệu chính.

Nghiên cứu của GreenPace gần đây cho biết, nhập khẩu của Việt Nam đã tăng vọt lên mức 100.000 tấn/tháng vào giữa năm 2017 và sau đó giảm xuống mức khoảng 7.500 tấn vào giữa năm 2018.

Cuối năm 2018, mức nhập khẩu của Việt Nam gia tăng nhẹ lên khoảng 16.000 tấn mỗi tháng. Nhật Bản là nhà xuất khẩu phế liệu nhựa lớn nhất cho Việt Nam tính đến thời điểm tháng 11/2018.

Số lượng phế liệu nhựa xuất khẩu từ Mỹ sang Việt Nam đã giảm dần kể từ thời điểm sau quý I/2018 dù trước đó đây là nhà xuất khẩu lớn và có những thời điểm vượt Nhật Bản.

Phế liệu nhựa tràn về Việt Nam sau lệnh cấm của Trung Quốc
Nhập khẩu phế liệu nhựa của Việt Nam giai đoạn 1/2016 - 11/2018. Nguồn: GreenPace

Tổng cục Hải quan đánh giá việc nhập khẩu, mua bán phế liệu ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng mạnh, có nhiều diễn biến phức tạp vào khoảng thời gian sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, khối lượng nhựa phế liệu nhập khẩu tăng đột biến với tốc độ gần 200% so với cả năm 2017.

Nhiều năm qua, Trung Quốc là nơi nắm giữ phần lớn nhựa phế liệu từ khắp nơi trên thế giới. Quốc gia này đã phát triển ngành công nghiệp thu hoạch và tái sử dụng các loại nhựa, tạo ra những sản phẩm có giá trị và bán lại cho phương Tây.

Tuy vậy, phần lớn những gì được nhập khẩu vào đều khó để tái chế và thường được chôn lấp sau đó.

Trong bối cảnh lo ngại về môi trường và sức khỏe ngày càng tăng, Trung Quốc quyết định dần đóng cửa với việc nhập khẩu phế liệu nhựa.

Tháng 7/2017, Trung Quốc thông báo lên WTO về việc cấm nhập khẩu chất thải nhựa gia đình và 23 loại chất thải rắn khác kể từ ngày 31/12/2017. Từ ngày 31/12/2018, nước này tiếp tục thắt chặt hơn nữa việc nhập khẩu các loại rác thải nhựa, bao gồm rác thải có nguồn gốc từ gia đình và công nghiệp.

Theo nghiên cứu của GreenPace, nhập khẩu phế liệu nhựa của Trung Quốc đã giảm từ hơn 600.000 tấn/ tháng trong năm 2016 xuống mức chỉ còn 30.000 tấn/ tháng kể từ khi bắt đầu năm 2018 và ổn định từ đó.

Việc thắt chặt của Bắc Kinh đã khiến lượng xuất khẩu phế liệu nhựa phải tìm các khu vực khác để đổ về, điển hình là tại các quốc gia đang phát triển tại Đông Nam Á.

Rất nhiều quốc gia nhập khẩu rác có xếp hạng rất kém về mức độ xử lý chất thải nhựa. Malaysia, nước nhập nhựa tái chế lớn nhất của Mỹ kể từ lệnh cấm của Trung Quốc, đã xử lý không đúng 55% chất thải nhựa, đồng nghĩa với việc số lượng này bị đổ hoặc không xử lý đúng cách tại các bãi rác mở.

Con số này ở Việt Nam thậm chí còn lên tới 86%, gây ra nguy cơ lớn đối với môi trường.

Phế liệu nhựa tràn về Việt Nam sau lệnh cấm của Trung Quốc 1
Động thái cấm nhập khẩu nhựa phế liệu của Trung Quốc đã đẩy dòng chảy sang các nước đang phát triển tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam. Ảnh: Anadolu Agency/Getty Images

Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 nhận định trước thực tế một số thị trường nhập khẩu phế liệu lớn của thế giới hạn chế, cấm nhập khẩu một số loại phế liệu tạo nên sự dịch chuyển lượng lớn vào các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Việc nhập khẩu phế liệu, dây chuyền công nghệ sản xuất, tái chế nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ là kẽ hở để Việt Nam có nguy cơ trở thành nơi tiếp nhận chất thải và công nghệ sản xuất, tái chế lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường từ các nước khác trên thế giới.

Theo đó, không cấp mới Giấy xác nhận, không gia hạn Giấy xác nhận đối với đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu; không cấp phép cho các cơ sở sản xuất nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế, xử lý và bán lại nguyên liệu cũng như không cho phép hoạt động đối với các làng nghề tái chế gây ô nhiễm môi trường.

Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu sẽ được điều chỉnh theo hướng không cho phép nhập khẩu các loại phế liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, những loại phế liệu trong nước đang sẵn có nguồn nguyên liệu, phế liệu.

Kể từ ngày 01/10/2018, không cho phép phế liệu nhập khẩu thông qua các cửa khẩu bằng đường bộ và đường sắt vào Việt Nam.

Những động thái này đã giúp việc nhập khẩu của Việt Nam giảm xuống đáng kể vào thời điểm từ giữa năm 2018. 

Một số giải pháp cấp bách cho tình trạng nhập khẩu phế liệu ồ ạt vào Việt Nam

Một số giải pháp cấp bách cho tình trạng nhập khẩu phế liệu ồ ạt vào Việt Nam

Phát triển bền vững -  6 năm
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký chỉ thị về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Một số giải pháp cấp bách cho tình trạng nhập khẩu phế liệu ồ ạt vào Việt Nam

Một số giải pháp cấp bách cho tình trạng nhập khẩu phế liệu ồ ạt vào Việt Nam

Phát triển bền vững -  6 năm
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký chỉ thị về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Startup Think Playgrounds - Từ đống phế liệu thành những trò chơi cho trẻ nhỏ

Startup Think Playgrounds - Từ đống phế liệu thành những trò chơi cho trẻ nhỏ

Video -  6 năm

‘Nàng tiên cá’ phế liệu đang được ‘trưng bày’ ở góc đẹp nhất Hồ Tây

‘Nàng tiên cá’ phế liệu đang được ‘trưng bày’ ở góc đẹp nhất Hồ Tây

Ống kính -  7 năm

Hai du thuyền, một mang tên “Nàng tiên cá”, sau khi bị đình chỉ hoạt động từ tháng 2/2017, vẫn đang tọa lạc tại góc hồ cạnh đường Thanh Niên và Nguyễn Đình Thi, vị trí được coi là đẹp nhất của Hồ Tây, cũng là điểm đến nhiều nhất của du khách khi thăm quan hồ nước nổi tiếng này.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  13 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.