Leader talk

Đừng nhầm lẫn dân nghèo gửi tiết kiệm với nhà giàu đầu tư kinh doanh

Thụy Khanh Chủ nhật, 17/09/2017 - 10:56

“Cá nhân cho vay các doanh nghiệp, cá nhân khác đều phải nộp thuế thu nhập trên tiền lãi; thậm chí bán nhà, chuyển nhượng cồ phần dù lỗ cũng phải nộp thuế thu nhập, vậy tại sao lãi tiền gửi ngân hàng có giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng lại được miễn thuế?”, luật sư Trương Thanh Đức nói.

Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico. Ảnh Reatimes

Tại hội thảo lấy ý kiến sửa đổi 5 Luật thuế do VCCI tổ chức mới đây, luật sư Trương Thanh Đức – Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO - đã đưa ra đề xuất đánh thuế đối với phần lãi tiền gửi ngân hàng của cá nhân đối với số tiền lớn.

Cụ thể, ông Đức cho rằng: nếu thu nhập từ lãi tiết kiệm cao hơn 2 lần mức khởi điểm (tính theo năm) của thu nhập cá nhân chịu thuế thì cần đánh thuế đối với phần lãi này.

Theo quy định hiện nay, mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân (tính theo năm) là 108 triệu đồng (sắp tới theo đề xuất của Bộ Tài chính là 120 triệu đồng). Như vậy, nếu phần lãi tiết kiệm của một cá nhân cao hơn 216 triệu đồng (hoặc 240 triệu đồng trong tương lai) thì cần đưa vào diện nộp thuế.

“Lâu nay chúng ta đã quá yêu chiều ngành ngân hàng. Nhiều người thu nhập từ tiết kiệm ngân hàng tới hơn 200 triệu đồng, như vậy phải gọi là đầu tư rồi”, ông Đức nói tại hội thảo.

Được biết, lãi suất huy động kì hạn 1 năm hiện nay khoảng 6 - 7%. Như vậy, để có khoản lãi hơn 200 triệu đồng, người dân phải có khoản gửi khoảng 3 – 4 tỷ đồng trở lên.

Đề xuất của ông Trương Thanh Đức lập tức gây ra những tranh cãi trái chiều trong dư luận. Bởi trước nay, việc đánh thuế tiền lãi tiết kiệm của cá nhân vẫn luôn là một vấn đề “nhạy cảm” tại Việt Nam. Hồi năm 2013, Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) cũng từng đưa ra đề xuất đánh thuế thu nhập đối với khoản tiền gửi trên 500 triệu đồng và sau đó… bị phản đối mạnh mẽ.

Nhằm hiểu rõ hơn về đề xuất này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Thanh Đức:

Pháp luật hiện hành quy định về việc đánh thuế thu nhập đối với tiền lãi của khoản tiền gửi và cho vay của cá nhân như thế nào?

Luật sư Trương Thanh Đức: Theo quy định tại khoản 3, Điều 3 về “Thu nhập chịu thuế”, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi, bổ sung năm 2012, thì khoản thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: Tiền lãi cho vay, lợi tức cổ phần và thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác (trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ), đang bị đánh thuế 5%. Đồng thời, theo khoản 7, Điều 4 về “Thu nhập được miễn thuế” của Luật này thì “Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng” được miễn thuế.

Điều đó có nghĩa là, cá nhân thu một đồng lãi từ việc cho vay công ty, pháp nhân, cá nhân khác hay được chia cổ tức đều bị đánh thuế 5%, trong khi thu lãi tiền gửi ngân hàng thì không phải nộp thuế trong mọi trường hợp, dù là thu lãi hàng chục tỷ đồng.

Vậy tại sao ông đề xuất đánh thuế thu nhập đối với cả tiền lãi gửi ngân hàng?

Luật sư Trương Thanh Đức: Trước hết nói lại cho rõ, tôi không dại gì đề xuất việc đánh thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập lãi tiết kiệm thấp cỡ vài triệu đồng mỗi tháng hay dưới 200 triệu đồng/năm.

Tôi đề xuất đánh thuế khoản thu nhập tiền lãi của khoản tiền gửi ngân hàng như đối với tiền gửi tại nơi khác, theo như quy định trên. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là chỉ đánh thuế đối với khoản thu nhập lãi tiền gửi ngân hàng vượt 2 lần mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân (tức là khoảng 216 triệu đồng/năm hiện nay, và dự kiến là 240 triệu đồng từ 2019). 

Có nghĩa là anh có cả hai phần thu nhập thường xuyên và bất thường, thì thu nhập cỡ 360 triệu đồng/năm (gồm 120 triệu đồng thu nhập cá nhân và 240 triệu đồng thu nhập từ lãi tiền gửi) trở lên thì mới bị đánh thuế.

Tóm lại, là tôi không đề xuất đánh thuế đối với thu nhập tiền gửi ngân hàng nói chung, mà chỉ đối với các khoản tiền lãi khá lớn vì sự công bằng.

Vậy nếu không đánh thuế thu nhập đối với khoản lãi lớn như trên thì sẽ có sự bất công bằng nào?

Luật sư Trương Thanh Đức: Chính sách – pháp luật thuế của chúng hiện nay, có thể nói là còn nhiều bất cập. Cá nhân cho vay các doanh nghiệp, cá nhân khác đều phải nộp thuế thu nhập trên tiền lãi; thậm chí bán nhà, chuyển nhượng cồ phần dù lỗ cũng phải nộp thuế thu nhập, vậy tại sao lãi tiền gửi ngân hàng có giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng lại được miễn thuế?

Người đầu tư vào doanh nghiệp nói chung, vào cổ phần, cổ phiếu nói riêng chịu rất nhiều rủi ro (nhiều khi không lãi trong nhiều năm hoặc mất trắng nếu doanh nghiệp thua lỗ, phá sản) nhưng cứ có thu nhập cổ tức - dù 1 đồng, thì cũng bị đánh thuế thu nhập 5%. Thu 1 đồng lãi cho vay doanh nghiệp, cá nhân đều phải nộp 5% thuế thu nhập, vậy thì thu lãi từ tiền gửi các tổ chức tín dụng lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng mới đánh thuế 5% thì không có gì bất hợp lý.

Nên nhớ rằng hiện nay, thu nhập từ tiền lương và hầu hết các khoản khác cộng lại, nếu ở vài trăm triệu đồng trở lên thì đang bị đánh thuế khoảng 20%, thậm chí là 35%.

Có ý kiến cho rằng phần lớn những người gửi tiết kiệm đều là người có thu nhập thấp, nếu đánh thuế khoản lãi của họ thì không nhân văn?

Luật sư Trương Thanh Đức: Về bản chất khoản thu nhập này là thu nhập đầu tư vốn theo quy định của Luật hiện hành, nên tính thuế theo một mức chung là 5%. Nếu một cá nhân thu lãi từ tiền gửi ngân hàng lên đến trên 240 triệu đồng/năm thì là người có thu nhập cao, là nhà giàu, chứ không phải là người có thu nhập nhấp, hay nhà nghèo. Đấy là chưa kể những người như vậy thường còn các khoản thu nhập thường xuyên và bất thường khác nữa.

Trên thực tế, tôi được biết, có nhiều khách hàng gửi hàng chục, hàng trăm tỷ đồng vào ngân hàng, suốt năm này qua năm khác, thu lãi hàng tỷ đồng, thì cần gọi đúng bản chất là đầu tư, kinh doanh (chính Luật Thuế thu nhập cá nhân đang gọi việc người này cho người kia vay tiền lấy lãi là hoạt động đầu tư vốn).

Việc đánh thuế khoản lãi tiền gửi ngân hàng sẽ có tác dụng gì?

Luật sư Trương Thanh Đức: Tôi cho rằng cần khuyến khích người có nhiều tiền chuyển sang đầu tư kinh doanh, thay vì khuyến khích gửi vào ngân hàng. Nếu chỉ khuyến khích gửi ngân hàng thì phù hợp hơn với thời bao cấp (vì cấm kinh tế tư nhân). Nhưng đây là thời kinh tế thị trường và tự do kinh doanh, khuyến khích việc khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, khuyến khích đầu tư trực tiếp, dòng tiền cần được đưa thẳng vào nền kinh tế. Đánh thuế khoản lãi tiền gửi lớn để những ai coi việc gửi tiền ngân hàng là một kênh chính để đầu tư phải cân nhắc lại quyết định của mình.

Còn tất nhiên, nếu vì thuế suất 5% thu nhập tiền lãi mà người giàu đem tiền đi trực tiếp đầu tư, kinh doanh, góp vốn, mua cổ phần, mua trái phiếu,… thì quá tốt. Vì về bản chất, tiền gửi ngân hàng cũng là nhằm để đầu tư cho vay sản xuất, kinh doanh mà thôi. Tôi cho rằng, có đánh thuế 5% thì cũng chỉ dịch chuyển nhẹ nhàng và từ từ dòng tiền bớt qua trung gian ngân hàng. Còn về cơ bản, chẳng ai dại gì vì sợ mất 5% mà từ bỏ khoản lợi nhuận 95% còn lại?

Vậy còn ý kiến lo ngại: đánh thuế khoản lãi tiền gửi làm giảm huy động của ngân hàng?

Luật sư Trương Thanh Đức: Nếu vì việc đánh thuế này, mà tiền vào ngân hàng ít đi, thì chẳng qua là nó đã chạy thẳng vào sản xuất kinh doanh, chứ không phải người ta giữ trong két.

Nếu vì việc đánh thuế khoản lãi tiền gửi mà người ta phải phân nhỏ tiền thành các gói gửi không quá 4 tỷ đồng tại mỗi ngân hàng chẳng hạn (để không phải nộp thuế) thì cũng chẳng gây ra hệ lụy gì ghê gớm. 

Thậm chí điều này còn tạo thêm sự công bằng cho các ngân hàng nhỏ và thậm chí còn có tác dụng an toàn hơn cho chính người gửi tiết kiệm, vì mức chi trả bảo hiểm tiền gửi đang khá thấp và được tính riêng biệt theo từng ngân hàng.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  2 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  3 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  3 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  3 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  4 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực