Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) công nghệ cao đang lựa chọn Việt Nam cho chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Đại diện tập đoàn công nghệ Đài Loan Foxconn mới đây đã công bố kế hoạch đầu tư thêm 700 triệu USD vào Việt Nam, sau dự án nhà máy Fukang Technology trị giá 270 triệu USD để sản xuất máy tính và máy tính bảng cho hãng Apple.
Một ông lớn cũng đến từ Đài Loan là Pegatron đã chốt khoản đầu tư trị giá gần 1 tỷ USD cho 2 nhà máy, cùng với ý định chuyển trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Trước đó, tập đoàn Intel đã xác nhận gói đầu tư thêm trị giá 475 triệu USD. Nhiều đại gia công nghệ khác như Google và Xiaomi cũng đang chuyển dịch một phần chuỗi cung ứng sản xuất, lắp ráp sang Việt Nam để xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu.
Lĩnh vực năng lượng cũng là điểm sáng trong thu hút FDI với một loạt cái tên như VinaCapital GS Energy Pte.Ltd, Delta Offshore Energy Pte. Ltd.
Trong tương lai, Việt Nam hứa hẹn vẫn tiếp tục thu hút thêm nhiều FDI chất lượng cao khi được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao. Theo khảo sát, phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản và EU đều cho rằng Việt Nam là điểm đến lý tưởng cũng như đặt niềm tin vào sự khởi sắc của hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam năm 2021, bất chấp việc đại dịch Covid-19 chưa rõ bao giờ mới chấm dứt.
Gần đây nhất, đại diện tập đoàn AT&S đến từ Áo đã có buổi làm việc với Chính phủ cũng như đi khảo sát một số địa phương để tìm kiếm địa điểm đầu tư cho dự án sản xuất bảng mạch điện tử và chân đế vi mạch trị giá gần 1,8 tỷ USD.
Mặc dù chưa đưa ra quyết định chính thức, nhiều chuyên gia cho rằng cơ hội ông lớn công nghệ này lựa chọn Việt Nam là tương đối cao bởi đại diện AT&S đã có những đánh giá tích cực về Việt Nam, đồng thời khẳng định Thái Nguyên là địa phương đáp ứng được yêu cầu của tập đoàn.
Bà Priya Joseph, đối tác nghiên cứu của công ty nghiên cứu đa ngành Counterpoint nhận xét, giống như Trung Quốc, Việt Nam được biết đến với các chiến lược toàn diện trong giai đoạn 5 năm và 10 năm, với những chính sách và mục tiêu cụ thể. Những nỗ lực này, trong suốt 30 năm qua đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tăng trưởng, cũng như giúp Việt Nam tận dụng cơ hội hấp thụ dòng vốn quốc tế, đến từ nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng trước những tác động của đại dịch Covid-19 và thương chiến Mỹ - Trung.
“Sự theo đuổi chưa từng có với chính sách thân thiện với doanh nghiệp, tự do hóa nền kinh tế cùng với giá nhân công thấp, nhân lực dồi dào và nỗ lực nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng là những “chất xúc tác” giúp Việt Nam trở thành điểm đến phù hợp với chiến lược Trung Quốc+1”, bà Joseph cho biết.
Cùng với đó, việc tham gia vào gần 20 hiệp định tự do thương mại, trong đó có các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới quy mô lớn như CPTPP, EVFTA cũng là điểm cộng cho nền kinh tế năng động bậc nhất Đông Nam Á.
Bước vào thời đại mới, Việt Nam đặt ra nhiều mục tiêu cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0, trong đó có mục tiêu đến năm 2025 có hơn 10 địa phương đạt doanh thu công nghệ thông tin hơn 1 tỷ USD, đến năm 2030 nằm trong 4 nước dẫn đầu ASEAN và 50 nước dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Để thực hiện những mục tiêu tham vọng này, Việt Nam đang thực hiện những chiến lược phù hợp, cụ thể là định hướng hướng tới các lĩnh vực có giá trị gia tằng cao, có tiềm năng xuất khẩu, các dự án về công nghệ cao.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, các dự án FDI thu hút trong thời gian tới phải “ sử dụng ít đất hơn, ít tài nguyên hơn, ít năng lượng hơn, ít lao động hơn nhưng lại có đóng góp vào ngân sách lớn hơn” và khẳng định “chỉ có công nghệ cao mới giải quyết được những vấn đề đó”.
Song song với đó, ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là cơ khí, hóa chất và viễn thông cũng được đẩy mạnh. Theo bà Joseph, những ngành công nghiệp phụ trợ này sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ cho vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một định hướng khác trong thu hút FDI của Việt Nam là ưu tiên những doanh nghiệp có ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện nghĩa vụ thuế, có cam kết chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân công cũng như cam kết gắn bó lâu dài với Việt Nam.
Với định hướng, mục tiêu cũng như những thành công bước đầu, Counterpoint nhận định Việt Nam đang vươn mình trở thành một trong những điểm đến tối ưu cho các nhà sản xuất trên thế giới và “là quốc gia có thể thay đổi tiến trình của kỷ nguyên công nghệ”.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ ngày 9/6/2025.
Lô gạo phát thải thấp 500 tấn của Việt Nam đánh dấu quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa loại gạo này ra thị trường.
Sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, song Quảng Ninh vẫn đang nỗ lực tìm kiếm lời giải cho bài toán làm sao để giữ chân du khách. Câu trả lời có thể nằm sâu trong lòng một hang động kỳ vĩ, nơi nghệ thuật và thiên nhiên hòa quyện làm một: Hang Ngọc Rồng.
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.