Fecon bắt tay nhà thầu Trung Quốc

Trần Anh Thứ ba, 23/06/2020 - 14:31

China HarBour Engineering, cổ đông lớn sắp tới của Fecon muốn cùng hợp tác với Fecon làm bàn đạp để triển khai các dự án tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, trong đó có các dự án hạ tầng ven biển và trên biển.

Đại hội cổ đông Fecon mới đây đã thông qua phương án phát hành 32 triệu cổ phần với tổng giá trị phát hành dự kiến tối thiểu là 480 tỷ đồng (tương đương 15.000 đồng/cổ phần) để tăng vốn.

Toàn bộ số cổ phần này đã được dự kiến bán cho China HarBour Engineering (CHEC) - một doanh nghiệp Trung Quốc có ngành nghề khá tương đồng với Fecon, bao gồm hạ tầng, năng lượng, cầu cảng và bất động sản. Tỷ lệ sở hữu sau khi chào bán của CHEC dự kiến là 20,32%

Ban lãnh đạo Fecon cho biết, CHEC là nhà thầu rất mạnh từ Trung Quốc, họ muốn hợp tác với Fecon làm bàn đạp để triển khai các dự án tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, trong đó có các dự án hạ tầng ven biển và trên biển. Hợp tác giữa hai bên giúp Fecon hướng đến các dự án ven biển và trên biển, một trong những thế mạnh của CHEC.

Mục đích của đợt phát hành là tăng nguồn vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động, tạo cơ sở phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả, thực hiện thành công chiến lược phát triển 2020-2025 của Fecon.

Số tiền thu về sẽ được Fecon dùng 278 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào 4 công ty con gồm , Năng lượng Fecon (FCP), Cọc khoan và Kết cấu ngầm Fecon (FDB), Thi công cọc và Xây dựng Fecon (FPL), Thi công cọc Fecon số 1 (FCPL1). 202 tỷ đồng còn lại được bổ sung vốn lưu động công ty mẹ.

Thời gian phát hành dự kiến vào quý 4/2020, sau đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và sau khi được Ủy ban Chứng khoán thông qua. Thời gian hạn chế chuyển nhượng của 32 triệu cổ phần này là một năm.

Fecon bắt tay nhà thầu Trung Quốc
Fecon được xem là nhà thầu nền móng, công trình ngầm dẫn đầu tại Việt Nam

Ngoài ra, HĐQT của Fecon cũng trình cổ đông thông qua tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với cổ phiếu của công ty là 100% vốn điều lệ.

Trước đó, trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 6, Fecon đã đăng ký mua lại cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ với tổng khối lượng 6 triệu cổ phiếu, tương đương với 5% số cổ phiếu đang lưu hành. Ban lãnh đạo công ty cho biết mục đích mua lại nhằm bình ổn giá cổ phiếu FCN và tối đa hóa lợi ích của cổ đông.

Fecon được biết đến là một trong những nhà thầu số 1 Việt Nam về thi công nền, móng, công trình ngầm. Gần đây, công ty đưa ra một chiến lược kinh doanh mang tính "chuyển mình", tập trung trong năm nay và những năm tiếp theo là xây dựng và phát triển năng lực và nguồn lực thực hiện các dự án theo hình thức tổng thầu (EPC). 

Cùng với các mảng đầu tư vào hạ tầng giao thông, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, Fecon cho biết, sẽ mở rộng đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị và khu công nghiệp.

Năm 2020, Fecon đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 4.000 tỷ đồng, tăng 29,4% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận ròng dự kiến đạt 233 tỷ đồng, tăng trưởng 10%. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ chiếm 195 tỷ đồng, giảm 3% so với năm trước.

Đầu năm 2020 đến nay, Fecon đã trúng thầu nhiều dự án như dự án Cảng Vĩnh Tân thuộc Tập đoàn Hoà Phát, dự án Khu công nghiệp – cầu cảng Phước Đông Long An, dự án hạ tầng khu đô thị Lotus Đại Phước, Đồng Nai; nhà máy điện gió Cầu Đất Đà Lạt và đang đàm phán vòng cuối cùng với 3 dự án điện gió khác, tổng giá trị hợp đồng ký mới dự kiến tăng thêm trên 2.000 tỷ đồng cho đến hết quý 2/2020.

Tập đoàn Nhật Bản thâu tóm công ty khoáng sản Fecon

Tập đoàn Nhật Bản thâu tóm công ty khoáng sản Fecon

Doanh nghiệp -  6 năm
Thông qua công ty Đầu tư Phan Vũ, doanh nghiệp Nhật Bản Asia Pile Holding sẽ mua 51% cổ phần của Fecon Mining, doanh nghiệp cọc bê tông lớn nhất miền Bắc.
Tập đoàn Nhật Bản thâu tóm công ty khoáng sản Fecon

Tập đoàn Nhật Bản thâu tóm công ty khoáng sản Fecon

Doanh nghiệp -  6 năm
Thông qua công ty Đầu tư Phan Vũ, doanh nghiệp Nhật Bản Asia Pile Holding sẽ mua 51% cổ phần của Fecon Mining, doanh nghiệp cọc bê tông lớn nhất miền Bắc.
Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử

Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử

Doanh nghiệp -  38 phút

Kế hoạch bán đấu giá 300 triệu cổ phiếu của Becamex IDC bị hoãn lại trong bối cảnh ngành bất động sản công nghiệp chịu áp lực lớn từ chiến lược thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thâu tóm New Tech, Văn Phú - Invest mở lối vào thị trường địa ốc TP.HCM

Thâu tóm New Tech, Văn Phú - Invest mở lối vào thị trường địa ốc TP.HCM

Doanh nghiệp -  43 phút

Trong khi việc thanh toán quỹ đất cho dự án làm đường bị bế tắc, Văn Phú - Invest chuyển hướng sang mua bán - sáp nhập để có thể thâm nhập vào thị trường bất động sản TP.HCM.

F88 'mượn' vai những người khổng lồ bước ra ánh sáng

F88 'mượn' vai những người khổng lồ bước ra ánh sáng

Doanh nghiệp -  4 giờ

Nhờ đâu F88 đã liên tục nhận được những cái gật đầu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như ngân hàng MB, CIMB, Thế Giới Di Động?

Né cú sập chứng khoán, SHS dồn lực quản lý tài sản

Né cú sập chứng khoán, SHS dồn lực quản lý tài sản

Doanh nghiệp -  4 giờ

Thay vì lao vào cuộc đua giảm phí, SHS sẽ tập trung nâng cao năng lực trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, quản lý tài sản.

FPT Retail toan tính gì khi bán SIM điện thoại tích hợp dịch vụ y tế

FPT Retail toan tính gì khi bán SIM điện thoại tích hợp dịch vụ y tế

Doanh nghiệp -  1 ngày

Sự kết hợp không tưởng giữa hai dịch vụ vốn không liên quan là SIM số và nhà thuốc lại cho thấy rõ tham vọng một tập toàn y tế kiểu mới ở FPT Retail.

Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử

Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử

Doanh nghiệp -  38 phút

Kế hoạch bán đấu giá 300 triệu cổ phiếu của Becamex IDC bị hoãn lại trong bối cảnh ngành bất động sản công nghiệp chịu áp lực lớn từ chiến lược thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thâu tóm New Tech, Văn Phú - Invest mở lối vào thị trường địa ốc TP.HCM

Thâu tóm New Tech, Văn Phú - Invest mở lối vào thị trường địa ốc TP.HCM

Doanh nghiệp -  43 phút

Trong khi việc thanh toán quỹ đất cho dự án làm đường bị bế tắc, Văn Phú - Invest chuyển hướng sang mua bán - sáp nhập để có thể thâm nhập vào thị trường bất động sản TP.HCM.

Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon

Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon

Phát triển bền vững -  3 giờ

Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.

Ngành khách sạn gồng mình trước áp lực chi phí

Ngành khách sạn gồng mình trước áp lực chi phí

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Ngành khách sạn sẽ ứng phó ra sao khi chi phí nhân sự, năng lượng, trang thiết bị, thực phẩm đều “rủ nhau” tăng cao?

F88 'mượn' vai những người khổng lồ bước ra ánh sáng

F88 'mượn' vai những người khổng lồ bước ra ánh sáng

Doanh nghiệp -  4 giờ

Nhờ đâu F88 đã liên tục nhận được những cái gật đầu của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như ngân hàng MB, CIMB, Thế Giới Di Động?

Né cú sập chứng khoán, SHS dồn lực quản lý tài sản

Né cú sập chứng khoán, SHS dồn lực quản lý tài sản

Doanh nghiệp -  4 giờ

Thay vì lao vào cuộc đua giảm phí, SHS sẽ tập trung nâng cao năng lực trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, quản lý tài sản.

Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế

Bình Định thu hút đầu tư từ các tập đoàn năng lượng và du lịch quốc tế

Tiêu điểm -  21 giờ

Bình Định đang nhận được quan tâm rõ nét của nhiều tập đoàn quốc tế đối với một số lĩnh vực chủ lực như công nghiệp năng lượng hay bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch.