Tiêu điểm
FIATA: Việt Nam có chiến lược logistics đầy hứa hẹn
Chủ tịch FIATA Turgut Erkeskin khẳng định Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành trung tâm logistics của khu vực, đề xuất hỗ trợ phát triển ngành này.
Tại cuộc gặp của Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 9/7, Chủ tịch Liên đoàn các hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế (FIATA) Turgut Erkeskin nhấn mạnh vai trò quan trọng của logistics trong bối cảnh hiện nay và đề nghị Chính phủ Việt Nam ủng hộ tổ chức thành công Đại hội thế giới FIATA năm 2025 tại Hà Nội với chủ đề chính "Phát triển logistics xanh, thích ứng nhanh".
Ông đánh giá cao Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2045, đặc biệt là các cam kết về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chủ tịch FIATA khẳng định Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành trung tâm logistics của khu vực và thế giới, cần huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển ngành này.
Được biết, FIATA được thành lập ngày 31/5/1926, là một tổ chức phi chính phủ, có tư cách thành viên đại diện cho các nhà giao nhận vận tải, logistics ở khoảng 150 quốc gia.
Thành viên của FIATA bao gồm 113 thành viên hiệp hội và hơn 5.500 thành viên cá nhân, đại diện tổng thể cho một ngành gồm 40.000 công ty giao nhận và logistics trên toàn thế giới. Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) là thành viên chính thức của FIATA, đại diện cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam từ tháng 5/1994.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét thành lập cơ quan chỉ đạo về dịch vụ logistics với bộ máy chuyên môn đủ mạnh để giúp Chính phủ phát triển lĩnh vực này.
Ông đề nghị FIATA hỗ trợ phát triển nhân lực cho ngành logistics Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.
Đồng thời hỗ trợ tư vấn và chia sẻ thông tin về chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, đồng thời chú trọng phát triển logistics nông, công nghiệp và đội tàu biển Việt Nam.
Chính phủ cam kết đồng hành cùng các đối tác trong và ngoài nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại và dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực logistics.
Hiện tốc độ tăng trưởng logistics của Việt Nam đạt trung bình 14 - 16% mỗi năm. Ngành này đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, đạt gần 700 tỷ USD trong năm 2023.
Trong nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 370 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước và xuất siêu 11,63 tỷ USD. Chính phủ Việt Nam đang triển khai xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2045.
Để thực hiện chiến lược này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 882/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, trong đó dịch vụ logistics là một trong 18 chủ đề trọng tâm của kế hoạch.
Trong những năm qua, Việt Nam đang trở thành tâm điểm thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Đáng chú ý, ngành logistics được các chuyên gia kinh tế đánh giá là điểm sáng với khoảng trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước, khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới đang hoạt động tại Việt Nam.
Với những con số trên, các chuyên gia dự báo thời gian tới, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa ngành logistics nhờ các đặc điểm địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh mẽ và hàng loạt chính sách thúc đẩy đầu tư từ Chính phủ.
Tại toạ đàm "Phát triển logistics xanh, thích ứng nhanh và công bố FIATA World Congress 2025" do Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và VCCI phối hợp tổ chức ngày 9/7, Chủ tịch FIATA Turgut Erkeskin cho biết thêm: chuyển đổi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị theo hướng bền vững hơn, xanh hơn là mục tiêu quan trọng mà FIATA đang hướng đến.
Ông Erkeskin cũng chỉ ra thách thức khi di chuyển hàng hóa qua các quy trình hải quan khác nhau giữa các quốc gia. Nếu có thể dùng số hóa để giải quyết vấn đề này, đó sẽ là một ý tưởng tuyệt vời.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch VCCI, kỳ vọng Chính phủ sẽ có nhiều chính sách hơn nữa nhằm khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp hướng đến phát triển logistics xanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Những chính sách như ưu đãi thuế, tạo động lực và giảm chi phí cho doanh nghiệp, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng thay thế trong vận tải đường bộ, thay đổi phương thức vận tải theo mô hình vận tải đa phương thức, xây dựng tín dụng carbon để bảo vệ và kiểm soát lượng khí thải nhà kính là cần thiết.
Ở góc độ doanh nghiệp, cần nhanh chóng xây dựng, bổ sung chiến lược để phù hợp với định hướng phát triển xanh và bền vững trong hoạt động sản xuất - kinh doanh hiện nay.
Đối với các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư phát triển logistics xanh, cần thường xuyên rà soát nội dung chiến lược và tình hình thực hiện để có điều chỉnh phù hợp, đúng thực tiễn.
Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), cho biết chuyển đổi xanh với ngành logistics cần hướng tới việc chuyển đổi năng lượng cho các phương tiện sử dụng năng lượng.
Hiện nay, các phương tiện vận tải hành khách cỡ nhỏ đã bước đầu chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, nhưng các phương tiện vận tải hàng hóa, vận tải lớn vẫn chưa chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Các doanh nghiệp có thể tìm cách tiết kiệm năng lượng trong quá trình hoạt động như sử dụng các phương tiện có hiệu suất cao hơn.
Tiềm năng lớn của thị trường logistics Việt Nam
Điểm nghẽn cản trở ngành logistics
Dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng ngành logistics cũng đang phải đối mặt với nhiều điểm nghẽn.
Tiềm năng lớn của thị trường logistics Việt Nam
Theo Cushman & Wakefield, với tương lai có thể trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa toàn cầu, cánh tay nối dài của công xưởng thế giới, Việt Nam đang là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp logistics tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Điểm yếu của doanh nghiệp logistics Việt Nam
Trong điều kiện thị trường cung cấp dịch vụ của Việt Nam cạnh tranh gay gắt, điểm yếu của các doanh nghiệp logistics nội là chi phí dịch vụ còn cao, trong khi chất lượng cung cấp chưa cao.
Dòng vốn lớn vẫn đổ vào logistics và bất động sản công nghiệp
Bất chấp nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu và lạm phát tại nhiều nền kinh tế, các nhà đầu tư bất động sản vẫn rót vốn mạnh vào các dự án bất động sản công nghiệp và logistics.
Tái khởi động điện hạt nhân: Cần tiếp tục sửa luật và điều chỉnh quy hoạch điện
Việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận dự kiến đòi hỏi sửa Luật Năng lượng nguyên tử, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Tầm nhìn của ngân hàng trong kỷ nguyên đầu tư mới
Nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục khởi sắc trong năm 2025, với ngành tài chính ngân hàng giữ vai trò “xương sống”, đóng góp quan trọng cho sự phát triển.
Điều ít người biết về chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2024
Trước khi đoạt Giải Chính VinFuture 2024, ông Jensen Huang, CEO Nvidia, đã nổi danh toàn cầu với những bộ xử lý đồ họa (GPU) mạnh nhất, thúc đẩy AI và cải thiện cuộc sống hàng tỷ người.
Chi tiêu thẻ thông thái, mặc sức tận hưởng và nâng tầm trải nghiệm
Chiếc thẻ tín dụng không chỉ đơn thuần là một phương tiện thanh toán, mà còn là chiếc chìa khóa mở ra thế giới trải nghiệm đa sắc cho chủ thẻ.
Flamingo ra mắt thành phố onsen khoáng nóng đầu tiên Thanh Hóa
Thay đổi quan niệm "biển miền Bắc chỉ phù hợp vào mùa hè", Tập đoàn Flamingo ra mắt thành phố onsen khoáng nóng Flamingo Ibiza Hải Tiến City tại Thanh Hóa.
Hanoi Melody Residences ra mắt căn hộ 2PN+1
Ra mắt căn hộ 2PN+1, dự án Hanoi Melody Residences tối ưu lựa chọn cho người mua nhà, với chính sách bán hàng linh hoạt, đặc biệt chính sánh vàng đầy ưu đãi.
Kết nối tài chính giúp doanh nghiệp vươn tầm khát vọng
Môi trường kinh doanh cạnh tranh liên tục, để phát triển bền vững, doanh nghiệp Việt không chỉ cần ý tưởng đột phá, đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ mà còn phải có nền tảng tài chính mạnh mẽ.