Tiêu điểm
Điểm nghẽn cản trở ngành logistics
Dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng ngành logistics cũng đang phải đối mặt với nhiều điểm nghẽn.
Ngành logistics đề ra mục tiêu tới năm 2025 có tỷ trọng đóng góp vào GDP đạt 5 - 6%, tốc độ tăng trưởng đạt 15 - 20%, chi phí giảm xuống tương đương 16 - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt từ 50 trở lên.
Đánh giá của Agility năm 2022, Việt Nam hiện đang đứng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, với quy mô ngành đạt hơn 40 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, ngành logistics cũng đang đối mặt với nhiều điểm nghẽn trong quá trình phát triển. Cụ thể, theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, Việt Nam mới chính thức gọi tên ngành logistics trong vài năm gần đây.
Do đó ngành logistics còn tồn tại nhiều hạn chế như sự không đồng bộ từ chính sách đến cơ sở hạ tầng, có khoảng 34.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa chủ yếu làm thầu phụ cho tập đoàn nước ngoài, nhân lực chuyên môn thiếu, với 93-95% người lao động không được đào tạo bài bản.
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp tại “Hội nghị logistics 2023” mới được tổ chức ở TP.HCM, bà Phạm Thị Bích Huệ, Chủ tịch Công ty Western Pacific cho rằng đã đến lúc Chính phủ định danh lại ngành logistics. Bởi vì ngành này hiện nay đang quá rộng, bao gồm nhiều ngành, nghề như hạ tầng, dịch vụ, con người.
Việc luật hóa, cụ thể hóa sẽ giúp ngành logistics minh bạch về hành lang pháp lý, các doanh nghiệp yên tâm hơn từ đó sẽ thu hút được các doanh nghiệp lớn trên thế giới về đầu tư.
Một yếu tố nữa làm giảm sự cạnh tranh của ngành theo bà Huệ là chi phí vận tải trên tổng chi phí logistics của Việt Nam đang lên tới hơn 60%, cao gấp đôi so với các nước khác.
Nguyên nhân là do quy hoạch hạ tầng thiếu sự đồng bộ, chưa phát huy được thế mạnh đặc thù của từng địa phương. Hiện nay, nhà nước đang quá tập trung vào hạ tầng trọng điểm nhưng quên mất sự định hướng phát triển hạ tầng cơ bản về cảng biển để tạo ra sức hút đầu tư trong hệ sinh thái.
Ví dụ, những tỉnh thành có hệ sinh thái cảng biển như Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Khánh Hoà cần có định hướng đầu tư cơ bản từ Chính phủ để tạo sức hút, thu hút đầu tư hệ thống.
Chủ tịch Western Pacific cũng cho rằng, đã đến lúc cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt Nam cần ngồi với nhau và thay đổi nếu không sẽ để vụt mất miếng bánh thị phần của ngành logistics vào tay các doanh nghiệp nước ngoài trên chính địa bàn mình, đất nước mình.
Trước khi mở rộng ra thế giới, các doanh nghiệp Việt cần làm tốt trên chính sân nhà của mình. Bởi vì, gần đây có nhiều doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới đã tiếp cận thị trường Việt Nam, họ có nhiều lợi thế về vốn, kinh nghiệm, công nghệ cao nên đây cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp nội.
Ông Elias Abraham, Giám đốc điều hành Công ty Zim Intergrated Shipping nhận định, đến nay Việt Nam hiện đã có hơn 200 tuyến vận chuyển đến các khu vực châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, logistics Việt Nam cần mở rộng ra nhiều thị trường mới Úc, Nam Mỹ và vùng Địa Trung Hải… bởi đây là các thị trường mà Việt Nam chưa có các chuyến tàu, lộ trình cụ thể.
Ngoài ra, các điểm kết nối trung chuyển hàng hóa ở thị trường nội địa không chỉ tập trung ở TP.HCM, Đà Nẵng hay Hải Phòng, mà cần vào các địa phương khác như Thanh Hóa, Quảng Ngãi...
Đến năm 2030, các hãng tàu sẽ không dùng giấy nữa mà sẽ chuyển qua hệ thống điện tử, do đó ông Elias Abraham cho rằng Việt Nam cần tính tới yếu tố này và tính chuyên nghiệp trong nghề cũng cần phải cải thiện hơn.
Dù mới gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2020 nhưng hiện SLP đã có hơn 1 triệu m2 diện tích nhà kho hiện đại. Các kho của SLB đặt tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Long An và Vĩnh Long, được xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại và công nghệ tiên tiến.
Ông Edwin Chee, Giám đốc điều hành SLP Việt Nam nhìn nhận, 2 tháng trước đã đến các cơ sở của SLP tại Trung Quốc và thấy rằng họ đã áp dụng công nghệ tiên tiến nhất phục vụ nhãn hàng thời trang hàng đầu thế giới, tự động hóa từ đầu đến cuối và hiện chỉ còn 3 - 5 nhân viên vận hành trong hệ thống.
Việt Nam hiện đang ở thời điểm chuẩn bị tương lai, chính vì thế cần phải có cái nhìn đi trước một bước về nhu cầu robot tầm 3 đến 5 năm.
Ngành logistics đang chuyển mình
Thanh toán số giúp ngành du lịch thoát lối mòn
Thanh toán số được giới chuyên gia kì vọng sẽ trở thành chìa khóa giúp thúc đẩy du lịch, trong bối cảnh toàn ngành đang trên đà hồi phục.
Sửa Luật Điện lực: Cập nhật đầy đủ vướng mắc hiện nay
Chính phủ yêu cầu, việc sửa Luật Điện lực cần cập nhật đầy đủ các nội dung vướng mắc hiện nay, với tinh thần mở ra không gian để phát triển nhưng phải quản lý được.
Sân bay Long Thành: Chậm ngày nào, ảnh hưởng ngày đó
Đây là kết luận của Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Minh Sơn tại buổi làm việc với chủ đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành hôm 2/11.
Để công nghệ tiếp thị không trở thành 'con dao hai lưỡi'
Công nghệ tiếp thị đang tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng có thể đẩy doanh nghiệp vào nguy hiểm nếu chú tâm vào tốc độ thay vì tính chính xác.
Quảng Ninh quyết hoàn thành dự án nhà ở xã hội trước Tết
Dự án nhà ở xã hội khu dân cư Đồi ngân hàng tại Quảng Ninh, với 80% khối lượng đã hoàn thành, đang trong giai đoạn nước rút.
Doanh nghiệp thủy sản... 'tươi ngon' hơn
Sau nửa đầu năm khó khăn, quý III/2024 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của các "ông lớn" ngành thủy sản với doanh thu và lợi nhuận vượt trội.
Giá chung cư Hà Nội liệu có giảm?
Nhiều ý kiến cho rằng, để giá chung cư Hà Nội giảm trong ngắn hạn là gần như không thể.