Doanh nghiệp
Gia đình Tân Hiệp Phát lập công ty mua bán nợ
Cùng với tuyên bố tham gia vào lĩnh vực bất động sản, gia đình Tân Hiệp Phát đã thành lập công ty mua bán nợ để nhắm vào những lô đất vàng 'nằm sau' các khoản nợ xấu được các ngân hàng đấu giá.

Quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng những năm gần đây bước sang giai đoạn thực chất hơn với việc Công ty Quản lý Tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đẩy mạnh hoạt động “mua đứt, bán đoạn” nợ xấu theo giá thị trường.
Trên thực tế, đây là hoạt động bán lại các khoản nợ xấu – mà phần lớn được đảm bảo bằng bất động sản ra ngoài xã hội nhằm mục đích thu về tối đa số tiền mà ngân hàng đã cho vay.
Việc VAMC và các ngân hàng tích cực thanh lý khoản nợ này kéo theo sự tham gia của các nhà đầu tư đang sở hữu nguồn tiền nhàn rỗi. Bên cạnh các phiên đấu giá trực tiếp, nhiều khoản nợ có thể được xử lý thông qua các công ty mua bán nợ.
Gần đây nhất, VAMC và BIDV đã đấu giá các khoản nợ của Công ty cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 cá nhân trị giá hơn 1.400 tỷ đồng. Các khoản nợ trên được đảm bảo bằng các bất động sản tại TP.HCM và cổ phiếu công ty Thuận Thảo. Phiên đấu giá lần 1 đã không diễn ra do không có tổ chức đăng ký và đơn vị đấu giá đã giảm mức khởi điểm xuống còn 1.147 tỷ đồng trong phiên tiếp theo dự kiến vào ngày 20/9 tới đây.
Trước khi được mang ra đấu giá, từ giữa năm ngoái, khoản nợ này đã nhận được sự quan tâm của của một số công ty mua bán nợ như Công ty Mua bán nợ Sài Gòn, Công ty Mua bán nợ Á Châu.
Hoạt động mua bán nợ xấu gần đây diễn ra khá sôi động với khoảng 30 công ty mua bán nợ được thành lập. Một trong các mục tiêu của nhóm công ty này chính là việc thâu tóm được các bất động sản bị thế chấp tại ngân hàng với giá rẻ để bán lại trong tương lai hoặc trực tiếp phát triển các dự án.
Công ty TNHH mua bán nợ VNAMC là một trong số các doanh nghiệp mới được thành lập vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Đáng chú ý, các cổ đông của công ty là bà Trần Ngọc Bích và bà Trần Uyên Phương, hai con gái của ông Trần Quí Thanh, người đứng đầu tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP Group).
Chưa có nhiều thông tin về hoạt động mua bán nợ của công ty này, tuy nhiên việc thành lập VNAMC của gia đình Tân Hiệp Phát gắn liền với tuyên bố tham gia vào thị trường bất động sản của ông Trần Quí Thanh hồi giữa năm.
Với một nhà phát triển bất động sản mới gia nhập thị trường, việc phát triển và tích lũy quỹ đất là một mục tiêu quan trọng. Do đó, các bất động sản "nằm sau" các khoản nợ được VAMC và các ngân hàng xử lý có thể là một trong những mục tiêu thích hợp với Tân Hiệp Phát và gia đình ông Trần Quí Thanh.
Thực tế, đây cũng không phải là lần đầu gia đình Tân Hiệp Phát quan tâm tới lĩnh vực bất động sản nhờ nguồn lợi nhuận ngàn tỷ đồng mỗi năm thu về từ ngành kinh doanh nước giải khát.
Thông tin từ một số vụ án kinh tế diễn ra gần đây cho thấy, tập đoàn Tân Hiệp Phát và cá nhân trong gia đình ông Thanh có liên quan đến nhiều bất động sản tại Vũng Tàu, Đà Nẵng và TP.HCM.
Ngoài ra, ông Thanh còn trực tiếp đầu tư vào công Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) và là thành viên HĐQT của công ty này đến giữa năm 2016. Công ty niêm yết trên HOSE và có quy mô vốn hóa khoảng 1.000 tỷ đồng, đang phát triển nhiều dự án căn hộ tại TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu...
Lợi nhuận nghìn tỷ mỗi năm của Tân Hiệp Phát chảy đi đâu?
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.