Giá nhiều loại hàng hóa tăng mạnh đẩy CPI tháng 10 tăng nhẹ
An Nhiên
Thứ hai, 29/10/2018 - 09:52
Theo Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10/2018 đã tăng 0,33% so với tháng trước.
Nguyên nhân chỉ số CPI tháng 10/2018 cao hơn so với tháng 9 là do sự tăng giá của 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ.
Cụ thể, nhóm giao thông tăng cao nhất với 1,55% do ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 6/10/2018 mặc dù trong tháng giá xăng dầu đã có đợt điều chỉnh giảm vào thời điểm 22/10/2018, làm giá xăng dầu tăng 3,45% (tác động CPI chung tăng 0,14%).
Nhóm giáo dục tăng 0,58% (dịch vụ giáo dục tăng 0,65% làm CPI chung tăng 0,03%) do trong tháng có 7 địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,31%; hàng hóa và dịch vụ ăn uống tăng 0,22% (lương thực tăng 0,15%; thực phẩm tăng 0,18%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,34%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,15%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%;
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,09%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,03%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,09%.
Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,04%.
CPI bình quân 10 tháng năm 2018 tăng 3,60% so với bình quân cùng kỳ năm 2017; CPI tháng 10/2018 tăng 3,54% so với tháng 12/2017 và tăng 3,89% so với cùng kỳ năm 2017.
Lạm phát cơ bản tháng 10/2018 tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 1,67% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm 2018 tăng 1,43% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp của Chính phủ về điều hành giá các mặt hàng những tháng cuối năm 2018 và định hướng điều hành giá cho cả năm 2019.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.