"Giải" bài toán ngân sách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Lam Giang
Thứ tư, 10/10/2018 - 11:34
Một doanh nghiệp muốn thu hút khách hàng, tìm kiếm đối tác, khẳng định chỗ đứng trên thị trường thì không thể thiếu sự quảng bá. Tuy nhiên, ngân sách, cách thức thực hiện sao cho hiệu quả luôn là bài toán khó đối với hầu hết các doanh nghiệp. Vậy đâu là lối ra, hướng giải quyết tối ưu cho vấn đề này?
Bài toán quảng bá – khó khăn chung của các SME
Theo thống kê mới nhất, hiện có 600.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98,1% tổng số doanh nghiệp cả nước (tổng điều tra Kinh tế 2017), kinh doanh đa dạng các ngành nghề. Điều này cho thấy Việt Nam là một thị trường sôi động và có tính cạnh tranh cao nhưng đồng thời cũng khiến các doanh nghiệp đau đầu tìm cách quảng bá để giúp tên mình "sáng" lên giữa đám đông.
Theo bà Nguyễn Thị Các Thủy (Giám đốc Công ty TNHH Tây Cát, Đồng Tháp chuyên sản xuất bánh mứt), khó khăn trong việc quảng bá ngoài việc chưa tạo được bao bì, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng mà còn do nguồn tài chính hạn hẹp. Chị Phạm Nhung – chủ Doanh nghiệp Ami Spa cũng cho rằng chi phí quảng bá là vấn đề mà doanh nghiệp của chị đang gặp phải: "Tôi nghĩ rằng doanh nghiệp nào cũng chú trọng việc quảng bá chỉ là họ không đủ tiềm lực tài chính để đầu tư bài bản. Spa của chúng tôi có dành chi phí cho việc làm truyền thông nhưng cũng chỉ có thể truyền thông trên các trang mạng xã hội".
Ngoài vốn, cách tiếp cận, quảng bá sao cho hiệu quả cũng là bài toán khó với doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm về marketing hoặc ngân sách không nhiều.
Chị Vũ Thị Ngọc Thủy, Giám đốc công ty chuyên kinh doanh đồ trang trí chia sẻ: “Sách nào cũng nói phải làm thương hiệu bài bản, chạy quảng cáo các kênh, nhưng thú thật với công ty tôi, ngay cả việc xây dựng một trang web cho công ty, tôi cũng phải tính toán thật kỹ lưỡng sao cho hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của công ty và không quá tốn kém. Vốn ngắn và phải quay vòng liên tục, việc mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu không phải là việc đơn giản với chúng tôi”.
Tham gia cộng đồng JOY Maritime Bank – giải pháp tối ưu dành cho các SME
Cách đây hơn 1 năm, cộng đồng JOY - Maritime Bank lần đầu tiên ra mắt và thật sự đã trở thành một giải pháp tài chính - marketing hữu hiệu dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp tìm kiếm thêm đối tác, khách hàng và cùng nhau phát triển bền vững. Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ “vốn vật chất”, cộng đồng JOY - Maritime Bank còn hỗ trợ “vốn thương hiệu”, tạo đòn bẩy giúp các doanh nghiệp tạo dấn ấn, thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu.
Cộng đồng Joy – Maritime Bank giúp doanh nghiệp“đón làn khách mới”
“Tham gia Cộng đồng JOY Martime Bank của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam là một trong những bước thử nghiệm đầy may mắn của chúng tôi. Tuy mới gắn bó cùng Cộng đồng JOY Martime Bank trong một thời gian nhưng chúng tôi đã thấy được hiệu quả thực mà cộng đồng này đem lại”, ông Trịnh Đình Uyên., ông chủ doanh nghiệp Season BBQ chia sẻ
Tính đến nay, cộng đồng JOY - Maritime Bank được hàng trăm SME tin tưởng, lựa chọn đồng hành. Trong năm thứ hai của chương trình, các doanh nghiệp tham gia cộng đồng sẽ được hỗ trợ gói xây dựng và quảng bá thương hiệu lên đến 870 triệu đồng. Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với 1,8 triệu khách hàng, nguồn “vốn” khổng lồ sẵn có từ Maritime Bank. Chưa kể, doanh nghiệp còn được hưởng ưu đãi từ các dịch vụ lập website, email marketing, quảng cáo tại các biển hộp đèn và màn hình tivi tại hệ thống tòa nhà văn phòng, chung cư, siêu thị, sân bay, bệnh viện; quảng cáo trực tuyến trên facebook, google; quảng cáo trên LCD tại hệ thống các chi nhánh của Maritime Bank ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Các gói hỗ trợ doanh nghiệp nhận được khi tham gia cộng đồng Joy – Maritime Bank
Với sự trở lại đầy thú vị trong năm 2018, cộng đồng JOY - Maritime Bank sẽ tiếp tục là cầu nối tin cậy, giúp doanh nghiệp phát triển đột phá, tạo dấu ấn riêng trên thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh, khốc liệt tại Việt Nam.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Cốt lõi của phong cách Dolce Far Niente là đề cao sự cân bằng hoàn hảo về mọi mặt, là hưởng thụ một cách trọn vẹn, không vướng bận, không âu lo ngay cả giữa phố thị tấp nập, phồn hoa.
Được công nhận là đô thị loại I và chọn làm địa điểm tổ chức APEC khiến thị trường bất động sản Phú Quốc vốn dĩ đã rất hấp dẫn trong thời gian qua lại càng trở nên sôi sục.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.