Khởi nghiệp
Mặt trận 'nóng' nhất giữa các startup fintech Việt Nam
Thanh toán vẫn được xem là lĩnh vực "nóng" của mảng fintech tại Việt Nam, khi đóng góp tới 31% các startup, theo báo cáo Vietnam Fintech Report 2020.
Theo thống kê của Fintechnews, trong giai đoạn từ 2017 tới 2020, số lượng các startup fintech tại Việt Nam đã tăng trưởng chóng mặt về số lượng, từ 44 startup trong năm 2017 đã tăng gấp 3 lần lên con số 121 trong năm nay.
Trong đó, thanh toán vẫn được xem là lĩnh vực "nóng" của mảng fintech tại Việt Nam, khi đóng góp tới 31% các startup, theo báo cáo Vietnam Fintech Report 2020.
Tính đến tháng 10 năm nay, Việt Nam có 39 đơn vị được cấp phép trung gian thanh toán, với 5 ví điện tử có thị phần lớn nhất là MoMo, Payoo, Moca, ZaloPay và ViettelPay.

Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, tính đến 2019, có 4,2 triệu người sử dụng ví điện tử trong tổng số 100 triệu dân trên cả nước. Điều này có nghĩa, dù lĩnh vực thanh toán có tính cạnh tranh cao, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội phát triển.
Trong khi các startup thanh toán của Việt Nam tiếp tục phát triển và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, thì mức tăng trưởng mạnh nhất thuộc về các startup hoạt động cho vay ngang hàng (P2P) và tiền điện tử/blockchain.
Hai mảng này ghi nhận số lượng công ty khởi nghiệp tăng từ 5 đơn vị trong năm 2017 lên hơn 15 công ty khởi nghiệp vào năm nay.
Cũng theo Vietnam Fintech Report 2020, trong 3 năm gần đây, Việt Nam đón thêm các startup trong lĩnh vực insurtech (công nghệ bảo hiểm), ngân hàng số và tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Ba mảng này trước đây chưa xuất hiện ở năm 2017.
Mặc dù thị trường fintech Việt Nam được đánh giá là có nhiều triển vọng, nhưng so với các quốc gia trong khu vực vẫn còn khá non trẻ. Các mảng kinh doanh tiềm năng như: quản lý điểm tín dụng hay gọi vốn cộng đồng vẫn còn thiếu.

Chưa kể, các startup fintech trong nước vẫn đi theo mô hình B2C, trong khi đó, tại các quốc gia phát triển, mô hình startup fintech B2B lại rất tiềm năng. Điển hình như việc các ngân hàng sẽ đối tác quan trọng thúc đẩy các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính phát triển trong thời gian tới.
Hiện tại, ngoài các công ty fintech, thị trường công nghệ tài chính còn thu hút các ứng dụng gọi xe như: Grab, Be Group và FastGo đều có dịch vụ ví điện tử. Gojek mới đây cũng đã thâu tóm WePay để có giấy phép hoạt động ví điện tử ở Việt Nam.
Nhìn chung, các "siêu ứng dụng" cũng là chất xúc tác tăng trưởng khi tận dụng được nền tảng công nghệ tiên tiến để mang các dịch vụ tài chính chi phí thấp và tiện dụng đến số đông người dùng hơn.
Thị trường fintech Việt Nam hấp dẫn công ty ngoại
Ứng dụng gọi xe phát triển mảng kết nối xe tải
TADA vừa công bố TADA Truck - nền tảng công nghệ vận tải thuộc hệ sinh thái MVL giúp kết nối giữa chủ hàng và chủ xe dựa trên nhu cầu thực tế.
CEO Nguyễn Huy Đức rời Topica
Sau gần 2 năm làm việc tại Topica, CEO Nguyễn Huy Đức mới đây đã chính thức thông báo rời đi vào tháng 11/2020.
Grab thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số
Được biết, ưu tiên hàng đầu của Grab hiện nay là hỗ trợ các đối tác ứng dụng công nghệ để số hóa mạnh mẽ hơn, tăng mức hiển thị online và cải thiện hoạt động kinh doanh.
Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trong lĩnh vực y tế
Y tế hiện đang là lĩnh vực được quan tâm triển khai chuyển đổi số, cũng như áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.
VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới
Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0
Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.