Phát triển bền vững

Giải pháp thương mại quốc tế cho rác thải nhựa và kinh tế tuần hoàn

Sơn Phạm Thứ sáu, 07/08/2020 - 09:00

Nhiều quốc gia đã bắt đầu đặt ra những chính sách thương mại hướng tới nâng cao tỷ lệ tái chế rác thải nhựa, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn như một nỗ lực để ngăn ngừa vấn nạn rác thải và biến đổi khí hậu.

Vừa qua, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố Sách Trắng về Nhựa, Kinh tế tuần hoàn và Thương mại toàn cầu nhằm đưa ra một bức tranh toàn cảnh cũng như giải pháp cho rác thải nhựa và tái chế rác thải nhựa, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn trên góc độ toàn cầu.

Vấn nạn rác thải nhựa từ đại dịch Covid-19

Trong suốt thập kỷ vừa qua, vấn nạn rác thải nhựa đã nhận được nhiều hơn sự chú ý và quan tâm từ phía cộng đồng, doanh nghiệp, chính phủ cũng như các bên liên quan. Một số quốc gia đã áp dụng chính sách cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần, phạt nặng các hành vi xả thải bừa bãi, yêu cầu phân loại rác bắt buộc. 

Các doanh nghiệp cũng nỗ lực cải tiến bao bì bên cạnh việc truyền thông thay đổi nhận thức của người tiêu dùng để tăng tỷ lệ thu gom và tái chế.

Tuy nhiên, tỷ lệ tái chế nhựa vẫn chỉ đạt mức 14,14%, thấp hơn rất nhiều so với vật liệu giấy hay kim loại.

Đại dịch Covid-19 đã kéo theo sự gia tăng đáng kể trong nhu cầu sử dụng nhựa tại nhiều quốc gia, chủ yếu là các trang bị y tế cá nhân (khẩu trang, găng tay…) cũng như dùng để đóng gói hàng hóa, thực phẩm đặt hàng trực tuyến. Ở một số nơi, những lệnh hạn chế sử dụng nhựa và ni lông được ban hành trước đó cũng tạm thời bị dỡ bỏ.

Cơn khủng hoảng rác nhựa dự kiến sẽ còn trầm trọng hơn khi nhiều nhà máy tái chế, cũng như các lực lượng thu gom rác thải phi chính thức đều đang phải hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch.

Bên cạnh hoạt động tiêu dùng trong nước, quy trình tái chế rác thải nhựa cũng đang gặp phải khó khăn đến từ việc quản lý luồng phế thải xuyên biên giới. Theo các chuyên gia từ WEF, một số doanh nghiệp có thể lợi dụng sự thiếu sót trong các quy định về vận chuyển phế liệu xuyên quốc gia để đẩy phần ô nhiễm sang nước khác. Ngoài ra, nhiều nhóm tội phạm buôn lậu rác thải đang hoạt động rất mạnh mẽ, kéo theo cả sự vào cuộc của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (INTERPOL).

Giải pháp thương mại quốc tế cho rác thải nhựa và kinh tế tuần hoàn
Rác thải có xuất xứ nước ngoài xuất hiện tại một làng nghề tái chế ở Việt Nam. Nguồn: Bà Nguyễn Hoàng Phượng – Tư vấn chính sách và luật pháp, Cục Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường.

Chính sách thương mại hướng tới xây dựng kinh tế tuần hoàn

Các chuyên gia của WEF nhận định, việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn cho vật liệu nhựa nhằm tối ưu hóa tỷ lệ tái chế, giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa cần có sự tham gia, phối hợp tích cực giữa các quốc gia. Mối hợp tác này cần được điều chỉnh, quản lý một cách rõ ràng và minh bạch thông qua những chính sách thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, WEF cũng nhấn mạnh các biện pháp thương mại cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh bị lạm dụng, tạo ra cạnh tranh thiếu lành mạnh, làm méo mó tự do thương mại.

Cụ thể, WEF đưa ra một số giải pháp như sau:

Đầu tiên, cải thiện chính sách đầu tư. Theo đó, một số yếu tố liên quan tới môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng, ưu đãi từ chính phủ gây ảnh hưởng tới quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển vốn đang rất cần nguồn lực cũng như công nghệ để giải quyết vấn đề rác thải.

Các chuyên gia cho rằng, xét đến cùng, lợi nhuận mới là mục đích cao nhất của hoạt động đầu tư. Các chính sách đầu tư kém rõ ràng hoặc thiếu thuận tiện có thể khiến doanh nghiệp lo ngại về tỷ suất sinh lời, dẫn đến e ngại đưa ra quyết định đầu tư.

Giải pháp thương mại quốc tế cho rác thải nhựa và kinh tế tuần hoàn 1
Các nước đang phát triển rất cần tiếp thu công nghệ tái chế hiện đại để giải quyết vấn nạn rác thải nhựa.

Thứ hai, hợp tác về phương diện pháp lý. Để quy trình tái chế chất thải được thực hiện trên quy mô toàn cầu, các sản phẩm nhựa cần phải được đồng bộ hóa về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như hệ thống nhãn dán.

WEF đề xuất các khối liên kết kinh tế, thương mại có thể cùng làm việc với nhau, vận động các quốc gia thành viên cũng như các đối tác tham gia tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin về thành phần hóa học cũng như nhãn dán nhận biết trên các sản phẩm nhựa, đồng thời ban hành tiêu chuẩn chung cho những sản phẩm nhựa đạt chuẩn, được phép lưu hành trên thị trường.

Thứ ba, đưa tiêu chuẩn môi trường vào trong các hiệp định tự do thương mại (FTA). Hiện nay, các FTA thế hệ mới, bên cạnh những điều khoản thương mại hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ thông thường, đã bắt đầu đưa thêm một số cam kết liên quan tới các mục tiêu phát triển bền vững.

Tuy nhiên, các chuyên gia đến từ WEF cho rằng, cần có những ràng buộc cụ thể hơn về vật liệu nhựa trong các FTA, ví dụ như quy định về thành phần hóa học, kiểu dáng thiết kế và tiềm năng tái chế. Những quy định này hoàn toàn phù hợp với Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

Thứ tư, thúc đẩy quá trình sửa đổi và thực thi Công ước Basel. Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng đã được thông qua từ năm 1989, tuy nhiên cho đến nay vẫn vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, với lý do lo ngại các tiêu chuẩn quá khắt khe gây tổn thương tới tiến trình tự do hóa thương mại.

Hiện nay, ban thư ký Công ước Basel đang chuẩn bị hoàn thiện đề xuất sửa đổi Công ước, với những quy định linh hoạt hơn để hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và chuỗi giá trị tái chế trên góc độ toàn cầu.

WEF cho biết, các nước đang phát triển như Việt Nam có thể nhận được lợi ích lớn nếu tích cực tham gia Công ước Basel. Cụ thể, công ước này bảo vệ các nước đang phát triển khỏi khủng hoảng rác thải do những luồng phế liệu kém chất lượng từ nước ngoài gây ra, bên cạnh việc khuyến khích xây dựng và phát triển ngành công nghiệp tái chế với tiềm năng phát triển cao.

Chuỗi giá trị tái chế: Bài học từ quốc tế

Chuỗi giá trị tái chế: Bài học từ quốc tế

Phát triển bền vững -  4 năm
Nhiều dự án, sáng kiến nhằm thu gom, xử lý và tái chế rác thải đã được triển khai tại các quốc gia trên thế giới có thể đem lại nhiều bài học quý báu cho công cuộc thúc đẩy chuỗi giá trị tái chế, hướng tới xây dựng nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Chuỗi giá trị tái chế: Bài học từ quốc tế

Chuỗi giá trị tái chế: Bài học từ quốc tế

Phát triển bền vững -  4 năm
Nhiều dự án, sáng kiến nhằm thu gom, xử lý và tái chế rác thải đã được triển khai tại các quốc gia trên thế giới có thể đem lại nhiều bài học quý báu cho công cuộc thúc đẩy chuỗi giá trị tái chế, hướng tới xây dựng nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Cách nào khuyến khích người tiêu dùng tham gia chuỗi giá trị tái chế?

Cách nào khuyến khích người tiêu dùng tham gia chuỗi giá trị tái chế?

Phát triển bền vững -  4 năm

Người tiêu dùng đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác thu gom, tái chế và hạn chế rác thải. Tuy nhiên, thay đổi hành vi và nhận thức của người tiêu dùng để họ tích cực tham gia vào quá trình nói trên không phải là điều dễ dàng.

4 yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động tái chế

4 yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động tái chế

Phát triển bền vững -  4 năm

Tái chế đóng vai trò then chốt trong việc giảm thiểu lượng rác thải, tận dụng “tài nguyên rác” để hướng tới xây dựng nền kinh tế tuần hoàn.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  2 ngày

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  2 ngày

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Phát triển bền vững -  3 ngày

Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Phát triển bền vững -  5 ngày

Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Phát triển bền vững -  2 tuần

Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.

Đà Nẵng bùng nổ siêu đại nhạc hội Mailisa với sân khấu triệu đô

Đà Nẵng bùng nổ siêu đại nhạc hội Mailisa với sân khấu triệu đô

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Miền Trung sẽ "rung chuyển" với đêm nhạc hoành tráng nhất lịch sử tại Công viên Biển Đông – thành phố Đà Nẵng vào tối mai 22/3/2025

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản

Bất động sản -  5 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiêu điểm -  6 giờ

SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Diễn đàn quản trị -  6 giờ

Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối

Doanh nghiệp -  6 giờ

Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.

Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua

Chung cư vẫn dẵn dắt thị trường, động thái đáng chú ý của người mua

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Chung cư tiếp tục là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội với mức quan tâm cao. Giá nhà tăng mạnh thúc đẩy người mua nhanh chóng ra quyết định trước nguy cơ bỏ lỡ cơ hội đầu tư giá trị.

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú

Tài chính -  6 giờ

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.