Chính phủ ban hành nghị quyết về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Dư luận đang rất quan tâm tới tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu tại ĐBSCL và vùng Tây Bắc khi mùa mưa đang tới.
Do đặc thù của 6 tỉnh Tây Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mà các địa phương tại 2 nơi này đã gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khi thường xuyên chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai và biến đổi khí hậu.
Vừa qua, tình hình sạt lở bờ sông, kênh rạch bờ biển đe dọa trực tiếp đến an toàn của nhiều khu dân cư, công trình hạ tầng ven sông, ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửa Long đang trở thành điểm nóng của dư luận.
Địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất là An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu.
Ngày 9/5, trong buổi làm việc của Thủ tướng với các địa phương ĐBSCL về tình hình sạt lở đất, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển tại ĐBSCL đã và đang diễn biến rất phức tạp và có xu hướng gia tăng cả về phạm vi và quy mô. Hiện tưởng sạt lở không chỉ xảy ra vào mùa lũ mà còn xuất hiện cả ở mùa khô.
Hiện có 562 vị trí bờ sông, bờ biển bị sạt lở, với tổng chiều dài 786 km, trong đó có 42 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài 149 km (bờ sông 26 vị trí, tổng chiều dài 65 km; bờ biển 16 vị trí, tổng chiều dài 84 km) cần phải xử lý cấp bách để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Tổng số kinh phí cần đầu tư vào khoảng 6.990 tỷ đồng.
Về vấn đề kinh phí, Thủ tướng cho biết sau khi có Nghị quyết 120 của Chính phủ, đã bố trí kế hoạch vốn trung hạn để xử lý trước hết 17/42 vị trí đặc biệt nguy hiểm.
Còn lại 25 điểm đặc biệt nguy hiểm cần giải quyết bổ sung ngân sách để hỗ trợ theo cơ chế phòng chống thiên tai, tức là làm cấp bách, “chứ không phải chống thiên tai mà làm ì ạch”.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần là bảo đảm an toàn tính mạng, giữ đất, giữ người, tinh thần thuận thiên trong xử lý vấn đề, không để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, “không để sạt lở gần hết rồi mới chạy đi tìm nguồn lực giải quyết”. Không để tiếp tục sạt lở ở những điểm nghiêm trọng.
Bên cạnh xử lý kè, đặc biệt là đê mềm tại các điểm sạt lở, các địa phương cần tập trung xử lý một số vấn đề xã hội bức xúc hiện nay như khai thác cát sỏi các dòng sông, không quy hoạch, cấp phép quá mức.
Chú trọng biện pháp trồng rừng giữ đất, nhất là cây đước, sú vẹt, nghiên cứu làm phong điện để đất bồi đắp.
Phải quy hoạch lại dân cư, tái định cư và quy hoạch lại sản xuất. Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, với các nước trong khu vực trong việc điều tiết dòng chảy, nhất là vào mùa khô.
Thủ tướng quyết định bố trí bổ sung một khoản từ dự phòng ngân sách hỗ trợ cho các tỉnh ĐBSCL làm các công trình cấp bách, quan trọng cũng như bố trí một khoản từ nguồn ODA để lập quỹ chống biến đổi khí hậu ĐBSCL. Bên cạnh đó, tìm các nguồn lực khác bổ sung vào quỹ này.
Bộ NN&PTNT được giao chủ trì rà soát, đề xuất hỗ trợ cụ thể, chính xác cho từng địa phương để gửi các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến. Bộ Tài chính chủ trì việc tổng hợp, đề xuất hỗ trợ kinh phí này để trình Thủ tướng xem xét, quyết định trước 15/5.
Vai trò chủ đầu tư được giao cho địa phương, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Thủ tướng với tinh thần làm sao không để thất thoát, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng xảy ra.
Thủ tướng nêu rõ khi triển khai, phải tiến hành nghiên cứu cơ bản chứ không phải làm công trình rồi để chơ vơ giữa sông, giữa biển, “đừng để làm trước hỏng sau”. Phải có biện pháp tổng hợp chứ không phải chỉ có kè cứng là duy nhất. Bên cạnh đó, cần tiến hành xã hội hóa nguồn lực, nhất là làm đê mềm để mở rộng đất đai, mặt nước, ngăn mặn, chống sạt lở kết hợp phát triển kinh tế.
Phải nghiên cứu căn bản việc phân lũ Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, phải rõ hơn, không để lưu lượng quá lớn kéo xuống sông Tiền, sông Hậu. Đồng thời nghiên cứu gấp đập Tha La-Trà Sư ở An Giang mà vừa qua các nhà khoa học đề xuất.
Còn đối với Tây Bắc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng vừa có buổi làm việc với lãnh đạo 6 tỉnh miền núi Tây Bắc gồm: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Điện Điên, Lai Châu, Sơn La về Dự án Phát triển nông thôn thích ứng với thiên tai.
Dự án này có tổng vốn đầu tư là 2.903 tỷ đồng (tương đương 129,4 triệu USD), trong đó vốn vay ODA là 2.365 tỷ đồng, đơn vị dự kiến vay vốn là JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản), vốn đối ứng 538 tỷ đồng.
Hiệp định khung do Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chuẩn bị. Hiệp định vay do Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chuẩn bị. Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chịu trách nhiệm đề xuất cụ thể điều chỉnh vốn ngoại (trong đó chủ yếu là vốn đối ứng).
Bộ Tài chính đã được giao tiếp tục đàm phán với các đối tác để có lãi suất tốt nhất trong thu hút nguồn vốn của dự án; xây dựng các hình thức vay vốn theo cơ chế hỗn hợp, cấp phát một phần và còn lại là cho vay theo quy định.
Mục tiêu chung là phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn qui mô nhỏ nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng giá trị nông nghiệp theo cách bền vững góp phần phát triển nông thôn toàn diện trong khu vực.
Theo đó, dự án này sẽ hướng tới việc đầu tư các cơ sở hạ tầng nông thôn bằng các biện pháp thích ứng cải thiện vận hành, duy tu theo hướng bền vững chống chịu với thời tiết, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần giảm nhẹ các tác động tiêu cực có thể xảy ra do thiên tai tại vùng nông thôn 6 tỉnh miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dự án được thiết kế với 78 tiểu dự án thuộc các lĩnh vực: Thủy lợi, chỉnh trị sông ngòi, kè chống sạt lở, đường giao thông. Khi hoàn thành, nó sẽ giúp cho khoảng 420.000 hộ dân hưởng lợi trực tiếp, có điều kiện tiếp cận dễ dàng với nơi cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và tiếp cận với thị trường, tăng năng suất các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị cao phù hợp với khu vực miền núi; đặc biệt là tăng khả năng chống chịu và thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng và ảnh hưởng trực tiếp với các tỉnh vùng dự án.
Dự án được chuẩn bị trong một thời gian dài từ năm 2016, và đến thời điểm này, về công tác chuẩn bị dự án đã thực hiện xong, Lào Cai được các tỉnh thống nhất giao làm đầu mối triển khai dự án. Thủ tướng lưu ý thời gian chuẩn bị dự án rất gấp, triển khai trong giai đoạn 2018-2023. Hiệp định vay vốn dự kiến sẽ được ký vào cuối năm 2018.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
ĐBSCL là một trong số ít vùng trên thế giới có lợi thế đặc biệt về sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế biển, một trung tâm sản xuất hàng hóa lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.