Giải quyết 'vùng xám' pháp lý cho thị trường tài sản mã hóa

Dũng Phạm Thứ năm, 05/06/2025 - 13:15
Nghe audio
0:00

Thị trường tài sản mã hoá đang đòi hỏi xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, khi gần 90% vụ việc liên quan đến tài sản số bị xác minh có dấu hiệu vi phạm hoặc lừa đảo.

Các chuyên gia đồng thuận rằng tài sản mã hóa là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Ảnh: Hội thảo

Việc luật hóa thị trường tài sản mã hóa không chỉ là một bước đi chiến lược của Chính phủ nhằm bảo vệ người dân khỏi các rủi ro lừa đảo, mà còn mở ra một kênh đầu tư mới đầy tiềm năng, tạo cơ hội huy động vốn cho doanh nghiệp và gia tăng nguồn thu thuế cho Nhà nước.

Đây là nhận định của ông Tô Trần Hòa, Phó Trưởng ban Phát triển thị trường Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tại hội thảo Vietnam Investment Forum 2025 do Vietnambiz và Việt Nam Mới tổ chức.

Theo ông, đây cũng là thời cơ để Việt Nam thúc đẩy đổi mới sáng tạo và củng cố nền kinh tế số, trong bối cảnh công nghệ blockchain đang thay đổi cách vận hành của thị trường tài chính toàn cầu.

Nhu cầu về khung pháp lý rõ ràng

Dù chưa có số liệu chính thức, nhiều tổ chức ước tính số lượng tài khoản tại Việt Nam tham gia thị trường dao động từ 9-21 triệu, phản ánh mức độ quan tâm rất lớn nhưng cũng đặt ra thách thức về tính minh bạch.

Thực tế này cho thấy thị trường vẫn đang nằm trong “vùng xám” pháp lý, khi gần 90% vụ việc liên quan đến tài sản số bị xác minh có dấu hiệu vi phạm hoặc lừa đảo.

Sức ép từ thực tiễn đòi hỏi một khung pháp lý rõ ràng để quản lý hiệu quả, không chỉ nhằm bảo vệ nhà đầu tư mà còn để khai thác tiềm năng của tài sản mã hóa.

Trao đổi bên lề với TheLEADER, Luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh rằng sức ép thực tế đòi hỏi phải có hành lang pháp lý rõ ràng.

Tuy nhiên, quản lý không có nghĩa là cấm đoán hay siết chặt mà là tạo điều kiện để hoạt động vận hành hiệu quả, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư và các bên liên quan.

Việc xây dựng khung pháp lý cho tài sản mã hóa không dừng lại ở việc công nhận đây là một loại tài sản mà còn phải giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ nhà đầu tư, chống rửa tiền và đảm bảo an ninh mạng.

Ông Phan Vũ Tuấn, Trưởng văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam, cho rằng trước hết cần liệt kê tài sản mã hóa và tài sản số vào luật, đồng thời công nhận đây là tài sản.

Tách bạch tài sản mã hóa khỏi các khái niệm như NFT hay những đổi mới sáng tạo khác là bước tiến cần thiết, giúp làm rõ quyền sở hữu và bảo hộ pháp lý.

Ông Tuấn nhấn mạnh rằng khi tài sản mã hóa được công nhận là quyền tài sản, các vấn đề như thừa kế hay xử lý vi phạm sẽ có cơ sở pháp lý rõ ràng để giải quyết.

Chính phủ đang thu hẹp phạm vi quản lý, tập trung vào giao dịch tài sản mã hóa nhằm tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo. Theo ông Tô Trần Hòa, khung pháp lý sẽ giúp vẽ nên “bức tranh tổng thể chính xác hơn về thị trường”, với dữ liệu đáng tin cậy hơn.

Đặc biệt, yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu 10.000 tỷ đồng và ít nhất 35% vốn từ các tổ chức như ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán hoặc công ty công nghệ nhằm đảm bảo các sàn giao dịch có đủ tiềm lực tài chính và công nghệ để vận hành an toàn.

Tuy nhiên, khung pháp lý không chỉ dừng lại ở kiểm soát mà còn phải tạo động lực cho đổi mới.

Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cho rằng công nghệ blockchain không chỉ áp dụng trong tài sản mã hóa mà còn có tiềm năng cách mạng hóa nhiều ngành nghề, đặc biệt là tài chính.

“Blockchain sẽ tác động sâu rộng tới nhiều lĩnh vực, bắt đầu từ ngành tài chính”, ông Trung nhấn mạnh và lưu ý rằng cần phân biệt rõ giữa công nghệ blockchain và tài sản mã hóa để tránh nhầm lẫn trong quản lý.

Tiềm năng thị trường ngày càng gia tăng

Nhu cầu đầu tư vào tài sản mã hóa tại Việt Nam đang tăng nhanh. Khảo sát được VIF đưa ra cho thấy 18,4% nhà đầu tư đã tham gia và hơn 63% bày tỏ sự quan tâm.

Ông Mai Huy Tuần, Tổng giám đốc SSI Digital chia sẻ một góc nhìn lạc quan: “Tôi tin rằng trong thời đại số, tài sản mã hóa hoàn toàn có thể xuất khẩu ra thế giới, mang về USD cho người Việt”.

SSI đã chuẩn bị nguồn lực về nhân sự và hạ tầng công nghệ, cam kết đầu tư 200 triệu USD vào các dự án blockchain và AI, ưu tiên các startup Việt Nam để đưa họ ra thị trường quốc tế.

Trong vai trò là “đối thủ trực tiếp” của SSI, bà Đoàn Mai Hạnh, Giám đốc cao cấp Kinh doanh và tự doanh thị trường tài chính tại TCBS, nhấn mạnh vai trò của giáo dục nhà đầu tư và bảo mật công nghệ.

“Chúng tôi rất chú trọng đào tạo. Hiện đang triển khai chương trình hướng dẫn người dùng và tổng hợp thông tin từ các nguồn uy tín cho nhà đầu tư”, bà Hạnh chia sẻ.

TCBS đã ứng dụng blockchain từ năm 2022 và tập trung vào lưu trữ an toàn tài sản, coi đây là yếu tố sống còn để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.

Luật sư Trương Thanh Đức bổ sung rằng luật hóa sẽ tạo ra giá trị kép. Một mặt, đáp ứng nhu cầu trực tiếp của nhà đầu tư và các chủ thể thị trường. Mặt khác, tạo hiệu ứng lan tỏa tới các công nghệ, giải pháp và hoạt động liên quan.

Ông nhấn mạnh, chính công nghệ có thể giúp kiểm soát rủi ro, giảm thiểu gian lận và rửa tiền, đồng thời mở đường cho dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam.

Nami Foundation hợp tác Chainalysis cam kết tuân thủ các quy định về tài sản số

Nami Foundation hợp tác Chainalysis cam kết tuân thủ các quy định về tài sản số

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm
Nami Foundation, tổ chức tiên phong trong lĩnh vực tài sản số và tài chính công nghệ tại Việt Nam, chính thức công bố hợp tác cùng Chainalysis, đảm bảo việc tuân thủ các quy định bắt buộc đối với tài sản số.
Nami Foundation hợp tác Chainalysis cam kết tuân thủ các quy định về tài sản số

Nami Foundation hợp tác Chainalysis cam kết tuân thủ các quy định về tài sản số

Nhịp cầu kinh doanh -  1 năm
Nami Foundation, tổ chức tiên phong trong lĩnh vực tài sản số và tài chính công nghệ tại Việt Nam, chính thức công bố hợp tác cùng Chainalysis, đảm bảo việc tuân thủ các quy định bắt buộc đối với tài sản số.
Định giá tài sản sở hữu trí tuệ: Thiết yếu nhưng còn nhiều thách thức

Định giá tài sản sở hữu trí tuệ: Thiết yếu nhưng còn nhiều thách thức

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của công nghệ, các tài sản sở hữu trí tuệ giá trị cao xuất hiện ngày càng nhiều và đóng vai trò ngày càng quan trọng. Cùng với đó, định giá tài sản sở hữu trí tuệ trở nên cần thiết. Tuy vậy, do bản chất vô hình và ít công khai của tài sản sở hữu trí tuệ, việc định giá của loại tài sản này có nhiều khó khăn.

Việt Nam ở đâu trên bản đồ metaverse?

Việt Nam ở đâu trên bản đồ metaverse?

Khởi nghiệp -  3 năm

Ngoài tỷ lệ dân số tiếp cận Internet cao, Việt Nam còn nằm trong top 10 quốc gia sở hữu tài sản số lớn nhất thế giới nhờ dân số trẻ, nguồn nhân sự dồi dào, lợi thế cạnh tranh, xu hướng GameFi đã cho thấy điều đó.

Tác động toàn diện của Luật sửa đổi Sở hữu trí tuệ năm 2022

Tác động toàn diện của Luật sửa đổi Sở hữu trí tuệ năm 2022

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Theo đánh giá của các chuyên gia, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đã có những thay đổi sâu rộng, góp phần nâng cao khả năng bảo hộ và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt.

Lập sàn giao dịch tài sản số cần vốn gấp ba lần một ngân hàng

Lập sàn giao dịch tài sản số cần vốn gấp ba lần một ngân hàng

Tài chính -  20 giờ

Sàn giao dịch tài sản số tại Việt Nam có yêu cầu cao về vốn điều lệ, đi kèm tỷ lệ góp vốn đang có lợi cho các ngân hàng và công ty chứng khoán.

Người trẻ có thể được mua nhà ở xã hội với lãi suất chỉ 6,1%/năm

Người trẻ có thể được mua nhà ở xã hội với lãi suất chỉ 6,1%/năm

Tài chính -  1 ngày

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố triển khai gói vay ưu đãi dành riêng cho người dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, với lãi suất chỉ 6,1%/năm.

Ngân hàng số Cake by VPBank và Zalopay hợp tác toàn diện

Ngân hàng số Cake by VPBank và Zalopay hợp tác toàn diện

Tài chính -  2 ngày

Hợp tác giữa ngân hàng số Cake by VPBank và nền tảng Zalopay hứa hẹn sẽ mang tới nhiều tiện ích, đóng góp tích cực vào chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.

Cách Techcombank 'qua mặt' BIDV giành ngôi vương mảng dịch vụ ngân hàng

Cách Techcombank 'qua mặt' BIDV giành ngôi vương mảng dịch vụ ngân hàng

Tài chính -  2 ngày

Yếu tố chính thúc đẩy sự bứt phá của Techcombank đến từ hệ sinh thái tài chính toàn diện, mang lại nguồn thu ổn định từ các mảng dịch vụ chủ lực.

Nghiên cứu tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng

Nghiên cứu tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng

Tài chính -  2 ngày

Để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên, Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giao bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng.

Giải quyết 'vùng xám' pháp lý cho thị trường tài sản mã hóa

Giải quyết 'vùng xám' pháp lý cho thị trường tài sản mã hóa

Tài chính -  5 giây

Thị trường tài sản mã hoá đang đòi hỏi xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, khi gần 90% vụ việc liên quan đến tài sản số bị xác minh có dấu hiệu vi phạm hoặc lừa đảo.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 giờ

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Sắp bỏ cấp giấy phép xây dựng với khu vực có quy hoạch 1/500

Sắp bỏ cấp giấy phép xây dựng với khu vực có quy hoạch 1/500

Tiêu điểm -  1 giờ

Bộ Xây dựng sắp miễn cấp phép xây dựng ngay tại những khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được phê duyệt hoặc nơi đã có thiết kế đô thị theo Luật quy định chung.

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  2 giờ

Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.

Ưu thế mới của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Ưu thế mới của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Tiêu điểm -  3 giờ

Ưu thế về nhân lực công nghệ thông tin, tư duy đổi mới và khả năng thích nghi nhanh sẽ là chìa khóa để Việt Nam tham gia sâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Phát triển bền vững -  3 giờ

Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.

Mở lối thanh toán tiện ích thông qua ứng dụng thông minh

Mở lối thanh toán tiện ích thông qua ứng dụng thông minh

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Kỷ nguyên số hóa bùng nổ, thay vì mang theo những chiếc ví dày cộm tiền mặt thì giờ đây, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, mọi giao dịch đều trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết.

Đọc nhiều