Giảm còn 5.000 dự án đầu tư công, vốn ngân sách tăng thêm 120.000 tỷ đồng

Nhật Hạ Thứ ba, 25/05/2021 - 07:35

Bộ Kế hoạch và đầu tư sẽ tiếp tục rà soát để giảm số dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 xuống còn 5.000 dự án, đồng thời tăng tổng vốn ngân sách lên 2,87 triệu tỷ đồng.

Rút ngắn 10 phút đi bộ cũng cần, nhưng phải cân nhắc dự án nào hiệu quả nhất trong bối cảnh nguồn lực có hạn".

Ngày 20/5, tại buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu rà soát lại thật kỹ lưỡng, tiếp tục giảm số dự án trong dự kiến kế hoạch đầu tư công giai đoạn tới để tập trung nguồn lực hơn nữa, cương quyết cắt bỏ những dự án chưa cần thiết, không hiệu quả.

Chỉ sau 3 ngày, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết qua rà soát trong những ngày qua, từ 6.447 dự án đầu tư công như dự kiến trước đó, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã cắt giảm còn 5.397 dự án. Ngay sau ngày 24/5, danh sách dự án đầu tư công 2021 – 2025 sẽ tiếp tục được rà soát và có thể giảm còn khoảng 5.000.

Đồng thời, bộ này đã bổ sung thêm 3 nội dung về quan điểm chỉ đạo với dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm tới.

Theo đó, bám sát và cụ thể hóa các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, 3 đột phá chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã được Đại hội XIII của Đảng thông qua.

Thứ hai, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm đi đôi với tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện và khen thưởng kỷ luật nghiêm minh.

Thứ ba, vốn đầu tư công phải thực sự đóng vai trò dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết tổng vốn ngân sách dự kiến dành cho kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 là 2,87 triệu tỷ đồng, tăng 120 nghìn tỷ đồng so với dự kiến trước đó. Số tăng thêm này lấy từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên chuyển sang đầu tư công, không làm tăng tổng chi ngân sách.

So với giai đoạn 2016 – 2020, cơ cấu ngân sách dự kiến phân bổ cho các vùng giai đoạn mới có sự thay đổi rõ nét, không chỉ ưu tiên hỗ trợ các vùng khó khăn mà còn bảo đảm phát triển các vùng động lực, cực tăng trưởng. Trong đó, mức vốn bố trí bình quân đầu người vùng Tây Nguyên là cao nhất, khoảng 5,839 triệu đồng/người.

Vào ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục có buổi làm việc với các bộ, cơ quan về đầu tư công.

“Đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt, cộng với thủ tục rườm rà, không phân cấp mạnh, kỷ luật chưa nghiêm” là nguyên nhân quan trọng nhất khiến giải ngân chậm, hiệu quả đầu tư công chưa cao, Thủ tướng nhận thấy sau buổi làm việc cách đây 4 ngày với các bộ, ngành, địa phương.

Do đó, ông nhấn mạnh “phải dứt khoát khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt cũng như tâm lý trông chờ, ỷ lại ở Trung ương, đồng thời chống tiêu cực, nghiêm cấm “chạy” dự án”. Tình trạng một số tỉnh còn nghèo, quy mô GRDP nhỏ, ngân sách có hạn nhưng dự kiến tới hàng trăm dự án trong 5 năm tới.

Với tổng ngân sách được phân bổ, Thủ tướng cho rằng các địa phương, cơ quan, bộ ngành phải tính toán, tiết kiệm chi thường xuyên để dành cho đầu tư phát triển, đồng thời điều chỉnh lại các dự án đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược vào các dự án, công trình đầu tư phục vụ an sinh xã hội. Cùng với đó, kéo giảm thời gian triển khai các dự án đầu tư công bởi càng kéo dài càng lãnh phí.

Giảm còn 5.000 dự án đầu tư công, vốn ngân sách tăng thêm 120.000 tỷ đồng
Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp ngày 24/5. Ảnh: Nhật Bắc.

Về đề xuất đào hầm qua núi để rút ngắn 10 phút di chuyển lên trung tâm tỉnh với kinh phí đầu tư dự kiến 2.500 tỷ đồng từ lãnh đạo một tỉnh miền núi phía Bắc, Thủ tướng cho rằng: “Rút ngắn 10 phút đi bộ cũng cần, nhưng phải cân nhắc dự án nào hiệu quả nhất trong bối cảnh nguồn lực có hạn. Tổng mức vốn được phân bổ không thay đổi nhưng các địa phương, cơ quan phải thay đổi tư duy về trọng tâm, trọng điểm”.

Thủ tướng yêu cầu phân cấp tối đa về đầu tư công; các cơ quan quản lý tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách, xây dựng công cụ để huy động các nguồn lực, hướng dẫn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật.

Bộ Kế hoạch và đầu tư lập các đoàn kiểm tra, giám sát. Theo đó, các bộ, cơ quan, địa phương nào không thực hiện đúng chủ trương đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 3 đột phá chiến lược thì kiên quyết dừng dự án, nếu có vi phạm thì xử lý, kỷ luật theo quy định.

Về nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là hạ tầng giao thông, Thủ tướng cho biết ngân sách Nhà nước chiếm tỉ lệ 50% tổng vốn cho các dự án cao tốc PPP trong cả giai đoạn 2021-2025, phần còn lại thu hút đầu tư ngoài ngân sách.

Tỉ lệ cụ thể được điều chỉnh rất linh hoạt, phù hợp với từng dự án, những dự án khó khăn, khó thu hút nhà đầu tư thì tỉ lệ tham gia của ngân sách sẽ cao hơn và ngược lại. Theo ông, “Thu hút được 1%, 1 đồng vốn ngoài ngân sách cũng quý”.

Các địa phương đã có nhiều mô hình hợp tác công-tư về phát triển đường cao tốc với hiệu quả “cân đong đo đếm được”, cần nghiên cứu, tổng kết nhân rộng.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tính toán cơ cấu ngân sách phân bổ cho các vùng so với quy mô dân số, GRDP và phần đóng góp của mỗi vùng cho cả nước, bảo đảm kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa ưu tiên những nơi khó khăn và ưu tiên những nơi động lực.

Cũng tại cuộc họp hôm nay, lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh rà soát, tích hợp các dự án đầu tư công để giảm từ 498 dự án như dự kiến xuống còn 31 dự án. Đồng thời lãnh đạo tỉnh này cũng nhận lỗi trước Thủ tướng về việc chỉ đạo chưa tốt trong công tác này.

Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm nay đạt 13,17% kế hoạch được giao, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020 (13,09%).

Tuy nhiên, hết tháng 3, bên cạnh một số bộ, ngành và địa phương có tiến độ giải ngân đạt khá, vẫn còn 31 bộ, ngành chưa giải ngân kế hoạch.

Đáng chú ý là đối với vốn nước ngoài, duy nhất có Bộ Giao thông vận tải giải ngân, còn lại đều chưa giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung ương năm 2021.

Thủ tướng: Cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa cần thiết, không hiệu quả

Thủ tướng: Cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa cần thiết, không hiệu quả

Tiêu điểm -  3 năm
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và đầu tư rà soát kỹ lưỡng, tiếp tục giảm số dự án trong dự kiến kế hoạch đầu tư công giai đoạn tới để tập trung nguồn lực hơn nữa, cương quyết cắt bỏ những dự án chưa cần thiết, không hiệu quả.
Thủ tướng: Cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa cần thiết, không hiệu quả

Thủ tướng: Cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa cần thiết, không hiệu quả

Tiêu điểm -  3 năm
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và đầu tư rà soát kỹ lưỡng, tiếp tục giảm số dự án trong dự kiến kế hoạch đầu tư công giai đoạn tới để tập trung nguồn lực hơn nữa, cương quyết cắt bỏ những dự án chưa cần thiết, không hiệu quả.
Thủ tướng: Cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa cần thiết, không hiệu quả

Thủ tướng: Cắt bỏ những dự án đầu tư công chưa cần thiết, không hiệu quả

Tiêu điểm -  3 năm

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và đầu tư rà soát kỹ lưỡng, tiếp tục giảm số dự án trong dự kiến kế hoạch đầu tư công giai đoạn tới để tập trung nguồn lực hơn nữa, cương quyết cắt bỏ những dự án chưa cần thiết, không hiệu quả.

Giải ngân đầu tư công tăng mạnh nhất trong một thập kỷ

Giải ngân đầu tư công tăng mạnh nhất trong một thập kỷ

Tiêu điểm -  3 năm

Nhờ chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong 11 tháng, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh, đạt 79,3% kế hoạch, tăng 34% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2020.

Hơn chục năm đầu tư công nghệ không bằng hai đợt Covid

Hơn chục năm đầu tư công nghệ không bằng hai đợt Covid

Tiêu điểm -  3 năm

Dịch Covid-19 dù gây ra nhiều khó khăn với các doanh nghiệp như Phúc Sinh Group nhưng lại là cơ hội để doanh nghiệp này chuyển đổi số thành công với việc ra mắt giao diện website và ứng dụng trên điện thoại di động, đặt tầm nhìn trở thành nhà bán lẻ hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Đầu tư công lĩnh vực tài nguyên môi trường gặp khó

Đầu tư công lĩnh vực tài nguyên môi trường gặp khó

Tiêu điểm -  3 năm

Tình hình triển khai các dự án đầu tư công của Bộ Tài nguyên và môi trường đang gặp nhiều vướng mắc dẫn tới tỷ lệ giải ngân rất thấp.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  1 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  16 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  16 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  19 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  20 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  21 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.