Bất động sản
Giới đầu tư vẫn 'máu' nghỉ dưỡng bất chấp cảnh báo rủi ro
Bỏ ngoài tai những lo ngại về nguy cơ dư cung căn hộ nghỉ dưỡng biển, Novaland và Đất Xanh là những tên tuổi mới nhất xâm nhập thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong khi CEO Group va FLC Group không ngần ngại mở rộng đầu tư.

Cuộc chơi mới của Novaland
Đại gia bất động sản Novaland đang có đợt tuyển dụng quy mô lớn chưa từng có. Trên trang web của công ty, Novaland cho biết đang có nhu cầu tuyển dụng 700 nhân sự cho các vị trí từ nhân viên cho đến giám đốc. Nhưng khác với những đợt tuyển dụng trước đây vốn chỉ dành cho các dự án nhà ở tại TP. HCM, đợt tuyển dụng lần này lại nhằm cung cấp nhân sự cho các dự án ở các thị trường du lịch lớn như Cam Ranh, Phan Thiết và Phú Quốc.
Đợt tuyển dụng mới của Novaland đã hé lộ thêm về chiến lược đầu tư mới của doanh nghiệp bất động sản có vốn hoá thị trường hơn 2 tỷ USD là lấn sân sang bất động sản nghỉ dưỡng.
Được biết đến như một nhà đầu tư lớn trên thị trường bất động sản TP. HCM với hơn 40 dự án căn hộ và nhà ở thấp tầng, Novaland mới đây đã tuyên bố kế hoạch tấn công mạnh vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng ở những khu du lịch trọng điểm trong thời gian tới.
Novaland cho biết, năm 2018 cũng là năm khởi đầu quan trọng trong chiến lược phát triển giai đoạn hai của tập đoàn này với việc mở rộng sang phát triển các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tại các thành phố có tiềm năng du lịch lớn như Đà Nẵng - Hội An, Nha Trang - Cam Ranh, Đà Lạt, Bình Thuận - Phan Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu - Côn Đảo, Cần Thơ, Phú Quốc và bất động sản thương mại.
Trước đó, cuối năm 2017, Novaland đã đưa vào vận hành khu nghỉ dưỡng cao cấp đầu tiên của tập đoàn là Nova Phù Sa được quản lý bởi thương hiệu Azerai tại Cần Thơ.
Không chỉ có Novaland mà một số doanh nghiệp bất động sản lớn cũng không thể đứng ngoài 'cuộc chơi' bất động sản nghỉ dưỡng vốn chứng kiến sự bùng nổ đầu tư trong hai năm trở lại đây.
Hội đồng quản trị Công ty CP Dịch vụ và xây dựng Địa ốc Đất Xanh mới đây cũng đã thông qua nghị quyết đấu giá để mua hơn 28,65 triệu cổ phiếu, tương đương 90,83% vốn điều lệ của Công ty CP Đầu tư Dầu khí Nha Trang, chủ đầu tư dự án sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh, Khánh Hòa.
Được biết, dự án được khởi công vào tháng 5/2010 với tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng. Tổng diện tích dự án là 172ha, bao gồm nhiều hạng mục như sân golf 36 lỗ và các công trình phụ trợ, khu trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế; khu khách sạn, resort sinh thái 5 sao, khu nhà ở thấp tầng. Tuy nhiên, đã hơn 7 năm kể từ ngày khởi công, dự án sân golf và biệt thự sinh thái Cam Ranh vẫn nằm trên giấy.
Trong khi đó, đây là khu vực đang bùng nổ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng với những dự án "đình đám" đã và đang triển khai xây dựng như Movenpick Cam Ranh Resort, The Arena, Vinpearl với hàng nghìn phòng khách sạn, căn hộ khách sạn và biệt thự nghỉ dưỡng.
Nếu thương vụ thành công, Đất Xanh sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng sau một thời gian dài tập trung đầu tư các dự án căn hộ cao tầng ở TP. HCM. Hiện, Đất Xanh cũng đang đầu tư khu đô thị nghỉ dưỡng với tổng vốn đầu tư 4.600 tỷ đồng tại Hội An.

Ngoài những tân binh trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều đại gia đã có "thâm niên" tại lĩnh vực này cũng đang liên tục mở rộng đầu tư.
Sau một loạt các dự án thành công tại Thanh Hoá, Quảng Ninh và Bình Định, Tập đoàn FLC tiếp tục đầu tư xây dựng quần thể khách sạn, sân golf, biệt thự nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp FLC Quang Binh Beach & Golf Resort nằm tại địa phận xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình.
Theo quy hoạch, quần thể này có tổng diện tích dự án gần 2.000 ha, vốn đầu tư giai đoạn một khoảng 4.800 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý II/2019.
Theo đại diện FLC cho biết, quần thể này là dự án đầu tư lớn nhất của tập đoàn từ trước tới nay. "Siêu dự án" nghỉ dưỡng dự kiến sẽ sở hữu nhiều kỷ lục như dự án có bãi biển dài nhất Việt Nam - 5km ven biển Hải Ninh và nằm trong nhóm những quần thể nghỉ dưỡng có quy mô lớn nhất và chuỗi sân golf liên hoàn lớn nhất cả nước.
Một doanh nghiệp khác là Tập đoàn Thaigroup của đại gia Nguyễn Đức Thụy cũng đang âm thầm đầu tư một siêu dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Phú Quốc. Được biết, hiện Thaigroup đang tiến hành hoàn tất thủ đầu tư xây dựng khu phức hợp nghỉ dưỡng rộng 350ha tại bãi Thơm, đảo Phú Quốc.
Trong khi đó, ngoài các dự án lớn ở đảo Phú Quốc với tổng diện tích đất hơn 450ha, CEO Group cũng đã chính thức 'tấn công' vào khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh với kế hoạch xây dựng khu nghỉ dưỡng Sonasea Dragon Bay với tổng cộng 5.000 phòng khách sạn.
Biết rủi ro vẫn đầu tư
Những kế hoạch đầu tư mới đầy tham vọng được đưa ra trong bối cảnh có nhiều lời cảnh báo từ các nhà tư vấn về những rủi ro trong lĩnh vực này.
Đại diện công ty tư vấn Savills đã nhiều lần cảnh báo rằng, phần lớn nguồn cung mới đều tập trung phát triển tại các điểm đến ven biển và số lượng căn hộ khách sạn hiện đang cao hơn số lượng phòng khách sạn trong khu nghỉ dưỡng.Điều này sẽ dễ dàng mang đến rủi ro cao trong việc cạnh tranh giá phòng, đặc biệt trong trường hợp nguồn cầu giảm.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng cho biết, đến hết năm 2017, lượng cung căn hộ nghỉ dưỡng tại tỉnh Khánh Hòa đạt 11.872 căn. Tuy nhiên, thị trường này chỉ có khoảng 7.198 giao dịch thành công, chiếm 60% trên tổng nguồn cung. Theo đơn vị này, phân khúc căn hộ khách sạn gần như chững lại do nguồn cung quá nhiều, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ đầu tư.
Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam cho rằng, có ba nguyên nhân chính khiến cho loại hình căn hộ này hấp dẫn đối với các chủ đầu tư bất động sản.

Thứ nhất, căn hộ nghỉ dưỡng là loại hình đầu tư mới phát triển trong vòng ba năm trở lại đây, do đó tính cạnh tranh của thị trường vẫn còn thấp so với các thị trường khác như căn hộ, nhà phố, biệt thự và đất nền. Loại hình bất động sản này cũng được ưa chuộng nhờ vào tính năng “lai” cũng như chương trình cam kết lợi nhuận được đưa ra. Hầu hết các dự án đưa ra lợi nhuận cam kết 8-10%/năm.
Thứ hai, giống với các loại hình bất động sản để bán khác, loại hình sản phẩm này được ưa chuộng bởi chủ đầu tư nhờ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
Bên cạnh đó, Luật Du lịch 2017 được Quốc hội thông qua. Ngành du lịch sẽ được quy hoạch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai, điều này tác động rất lớn và tạo đà phát triển cho ngành bất động sản nghỉ dưỡng trong tương lai nhờ vào các chính sách hỗ trợ đầu tư, ưu đãi từ Chính phủ.
Nói về khả năng dư cung bất động sản nghỉ dưỡng, ông Stephen Wyatt cho rằng, các thị trường lớn như Đà Nẵng và Nha Trang vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển ngành du lịch nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng.
Nhà tư vấn này nhận định, căn hộ nghỉ dưỡng có vượt ngưỡng hay không sẽ tùy thuộc vào sự phát triển của ngành du lịch trong tương lai. Ở thời điểm hiện tại, ngành du lịch đang là một ngành rất tiềm năng nhờ vào những cam kết hỗ trợ từ Chính phủ.
Đồng quan điểm, Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc CBRE Việt Nam cũng cho rằng, các nhà đầu tư trong nước vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư đối với các khu nghỉ dưỡng và các khách sạn do số liệu thực tế cho thấy lượng khách du lịch của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh.
Bên cạnh đó, các chủ đầu tư tiếp tục bị thu hút bởi tỷ suất lợi nhuận cao của thị trường này, giá phòng, công suất thuê liên tục tăng trưởng cao.
Theo đại diện CBRE, không chỉ các doanh nghiệp trong nước, ngay cả các nhà đầu tư nước ngoài cũng quan tâm rất lớn đến bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam. Trong đó nhóm các nhà đầu tư châu Á, bao gồm một số công ty Hàn Quốc đặc biệt tích cực tìm kiếm khách sạn ở các thành phố lớn và các khu nghỉ dưỡng. Các tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế vẫn tiếp tục thiết lập hoạt động tại các thành phố và các địa điểm nghỉ dưỡng trên khắp cả nước.
Báo cáo nghiên cứu mới đây của CBRE ghi nhận, nhiều nhà đầu tư trong nước hiện vẫn đang theo đuổi cơ hội trong thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Một số nhóm đang tìm kiếm để mua các khu đất tập trung để phát triển dự án, trong khi những doanh nghiệp khác đang theo đuổi cơ hội liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo CBRE, trong thời gian tới, với sự phát triển casino tại các các đặc khu kinh tế, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc nhiều chủ đầu tư tham gia vào thị trường này cũng đồng nghĩa với việc các dự án sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn để dành thị phần trong thời gian tới.
Cam kết lợi nhuận: Diệu kế bán bất động sản nghỉ dưỡng và hệ lụy
Ba lý do khiến căn hộ nghỉ dưỡng hút dòng tiền đầu tư
Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Jones Lang Lasalle Việt Nam cho rằng, căn hộ nghỉ dưỡng có phát triển vượt ngưỡng hay không sẽ tùy thuộc vào sự phát triển của ngành du lịch trong tương lai.
Sun Group tặng 1 tỷ đồng và kỳ nghỉ dưỡng tại JW Marriott Phu Quoc cho U23 Việt Nam
Ngay tại lễ khai trương cáp treo Hòn Thơm dài nhất thế giới ngày hôm qua, Tập đoàn Sun Group đã tiến hành trao tặng đội tuyển U23 Việt Nam 1 tỷ đồng cùng kỳ nghỉ một tuần tại khu nghỉ dưỡng JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay.
Đầu tư 2.000 tỷ đồng xây biệt thự nghỉ dưỡng nhìn ra vịnh Hạ Long
Dòng vốn đầu tư tiếp tục đổ vào bất động sản nghỉ dưỡng Hạ Long nhằm đón đầu nhu cầu lưu trú ngày càng tăng của khách du lịch.
BIM Group khai trương biệt thự nghỉ dưỡng 6 sao đầu tiên ở Phú Quốc
Những thương hiệu khách sạn xa xỉ tiếp tục đổ bộ vào đặc khu kinh tế tương lai của Việt Nam.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.
Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam
Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.
Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?